Tư lệnh ngành Giao thông khẳng định xử nghiêm các đơn vị để dự án đội vốn

0:00 / 0:00
0:00
Trong thời gian vừa qua, có 3 dự án ở Đồng bằng sông Cửu Long phải xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện là cầu Rạch Miễu 2, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu và cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn

Trong số các các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; giao thông vận tải (GTVT); xây dựng; tài nguyên và môi trường diễn ra chiều nay, 6/11, lĩnh vực GTVT dồn dập nhận được chất vấn của các đại biểu.

Theo đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh, có tới 2/3 tổng vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được ưu tiên dành cho lĩnh vực GTVT. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, một số chủ đầu tư dự án hạ tầng giao thông lớn đã đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư và kéo dài tiến độ. Trong số này có những công trình vừa triển khai thi công nhưng đã phải kiến nghị bổ sung một lượng vốn rất lớn dù khi trình chủ trương đầu tư, các đơn vị liên quan đều khẳng định là đã làm rất kỹ. Xin Bộ GTVT cho biết nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc phát sinh tổng mức đầu tư tại các dự án nói trên? Bộ GTVT sẽ có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?

Đối với câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong kỳ trung hạn 2021 – 2025, Bộ GTVT được giao 64 dự án với tổng số vốn khoảng 300.000 tỷ đồng, hiện nay đã triển khai được 60 dự án.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, về cơ bản các dự án triển khai tốt, tuân thủ tổng mức đầu tư được phê duyệt, chỉ có 3 dự án ở Đồng bằng sông Cửu Long phải xem xét điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện là cầu Rạch Miễu 2, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An – Cao Lãnh.

“Nguyên nhân phát sinh vốn tại 3 dự án nói trên chủ yếu là phải bổ sung chi phí đền bù giải phóng mặt bằng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lý giải và cho biết khi khảo sát lập các dự án nói trên rơi đúng vào giai đoạn dịch Covid-19 nên công tác khảo sát chưa thật chính xác nhưng chủ yếu là tăng chi phí sau khi cập nhật đơn giá giải phóng mặt bằng do địa phương quy định.

Cụ thể, tại bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chi phí giải phóng mặt bằng được các chủ đầu tư tính toán theo khung giá đất do HĐND các tỉnh ban hành. Trong bước thực hiện đầu tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do UBND các tỉnh thực hiện, giá bồi thường tính theo giá đất cụ thể và được xác định trên cơ sở khảo sát giá thị trường. Thực tế, giá đất theo mặt bằng thị trường lớn hơn nhiều so với khung giá đất được ban hành, dẫn đến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng rất lớn.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị liên quan phải nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ, có chất lượng các công việc trong công tác tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Về xử lý trách nhiệm, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ đầu tư, Tư vấn nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân; xác định các nguyên nhân chủ quan, khách quan để xử lý theo quy định.

“Bộ GTVT sẽ xử lý nghiêm khắc, nghiêm túc các đơn vị tư vấn để xảy ra sai sót, kể cả xử phạt tiền, cấm tham gia đấu thầu đối với những dự án phát sinh tổng mức đầu lớn hoặc các lỗi thiết kế nghiêm trọng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng thông tin.

Tin bài liên quan