Nhà phát triển bất động sản Malaysia sẽ ứng dụng thiết kế Biophilic cho các dự án thành phần sắp hoàn thiện tại Gamuda City, cũng như dự án mới Artisan Park (ảnh) và các dự án trong tương lai

Nhà phát triển bất động sản Malaysia sẽ ứng dụng thiết kế Biophilic cho các dự án thành phần sắp hoàn thiện tại Gamuda City, cũng như dự án mới Artisan Park (ảnh) và các dự án trong tương lai

Ứng dụng phương thức thiết kế Biophilic một cách toàn diện

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Gây tiếng vang với những sáng kiến vì môi trường bền vững, Gamuda Land, nhà phát triển bất động sản xanh uy tín đến từ Malaysia, đang xây dựng và từng bước ứng dụng phương thức thiết kế kiến trúc Biophilic cho tất cả các dự án của mình.

Tập đoàn Gamuda Berhad mới đây đã công bố kế hoạch hành động chống lại biến đổi khí hậu của mình mang tên Kế hoạch hành động xanh Gamuda (Gamuda Green Plan -GGP), với chiến lược xoay quanh những yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) làm nền tảng, áp dụng vào hệ thống vận hành, qua đó xác lập một bộ tiêu chí rõ ràng, có tính đo lường cho quá trình chuyển đổi hướng đến nền kinh tế xanh.

Là nhà phát triển bất động sản, quy hoạch tổng thể một cách tận tâm và định hướng thiết kế bền vững là cách chúng tôi tạo ra sự khác biệt. Ông Angus Liew

Là nhà phát triển bất động sản, quy hoạch tổng thể một cách tận tâm và định hướng thiết kế bền vững là cách chúng tôi tạo ra sự khác biệt.

Ông Angus Liew

Ông Angus Liew, Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam chia sẻ, những nguồn lực của Công ty đã được cơ cấu lại một cách tập trung hơn và định hướng đầu tư nhất quán cho tất cả các dự án mà Tập đoàn phát triển trên toàn cầu. Gamuda Land sẽ tiếp cận những vấn đề bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học một cách toàn diện bằng cách áp dụng phương thức thiết kế Biophilic vào việc phát triển dự án, cụ thể ngay trước mắt là các dự án thành phần sắp hoàn thiện tại Gamuda City ở Hà Nội, cũng như dự án mới Artisan Park ở thành phố mới Bình Dương và Elysian ở TP. Thủ Đức.

“Chúng tôi sẽ cải tiến không ngừng để nâng tầm cho các dự án đột phá trong tương lai. Đây sẽ là định hướng kiến trúc chủ đạo của Gamuda Land, áp dụng cho cả dự án dân dụng và thương mại. Thiết kế Biophilic sẽ là một phần trong đường lối phát triển dự án của Gamuda Land”, ông Angus Liew cho biết.

Theo ông Angus Liew, Gamuda Land đang tập trung rất nhiều nguồn lực vào việc nghiên cứu ứng dụng phương thức thiết kế Biophilic cho các dự án của mình. Mục đích là để bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng của các vùng đất, tạo ra môi trường sống lý tưởng thúc đẩy cư dân khám phá không gian ngoài trời, và tham gia các hoạt động giao lưu gắn kết với gia đình và bạn bè, thiết lập một lối sống lành mạnh hơn.

“Chúng tôi đề ra cam kết mạnh mẽ trong các lĩnh vực mà chúng tôi có thể tạo ra tác động lớn nhất. Là nhà phát triển bất động sản, quy hoạch tổng thể một cách tận tâm và định hướng thiết kế bền vững là cách chúng tôi tạo ra sự khác biệt. Một trong những triết lý phát triển dự án chủ đạo của chúng tôi là ‘lắng nghe lời tâm tình của đất’. Có nghĩa là thấu hiểu đặc tính vùng đất để giảm thiểu tác động tiêu cực, tăng cường sự đa dạng sinh học và cải thiện môi trường sinh trưởng tự nhiên cho tổng hòa hệ sinh thái bao gồm thực vật, động vật và con người”, ông Angus Liew khẳng định.

Tuyên bố và hành động

Trụ cột đầu tiên trong Kế hoạch hành động xanh Gamuda là “Quy hoạch và thiết kế bền vững”. Theo đó, Tập đoàn đặt mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải các-bon từ quá trình vận hành của mình vào năm 2030.

“Giải pháp hiện thực hóa kế hoạch này là quy hoạch tổng thể bền vững các tiện ích công cộng và bố trí các hạng mục sinh thái. Chúng tôi đã bắt đầu áp dụng các tính năng thiết kế Biophilic vào dự án, để thúc đẩy cân bằng sinh thái, mang đến môi trường sống trong lành, thư thái cho cư dân”, ông Angus Liew nói.

Ông nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi nói đi đôi với làm trong quá trình triển khai GGP. Một trong những cơ sở cho điều đó là tất cả các dự án sắp tới của chúng tôi đều phải có chứng nhận công trình xanh, Việt Nam cũng không ngoại lệ”.

Ban công lớn, cửa kính kịch trần, thiết kế hai mặt tiền để tối ưu hóa ánh sáng mặt trời và thông gió tự nhiên là một số quy cách thiết kế Biophilic. Ảnh Phối cảnh dự án Artisan Park của Gamuda Land

Ban công lớn, cửa kính kịch trần, thiết kế hai mặt tiền để tối ưu hóa ánh sáng mặt trời và thông gió tự nhiên là một số quy cách thiết kế Biophilic. Ảnh Phối cảnh dự án Artisan Park của Gamuda Land

Lợi ích, tính năng chủ chốt và thách thức chính

Theo ông Angus Liew, thiết kế Biophilic mang lại rất nhiều lợi ích, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa con người và thiên nhiên. Bên trong ngôi nhà, các yếu tố thiết kế cần giúp tối ưu sự thông gió tự nhiên, nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng máy lạnh. Đồng thời, cửa lớn cho phép ánh sáng tự nhiên tràn ngập căn phòng, mang đến tầm nhìn bao quát ra thiên nhiên bên ngoài.

Đối với bên ngoài, công trình xanh sẽ giúp giảm nền nhiệt cho toàn dự án, đặc biệt là với những dự án được quy hoạch rừng đô thị, vườn ươm, khu bảo tồn rừng ngập nước…, lợi ích sẽ càng cao hơn nữa.

Ông chia sẻ thêm rằng, Gamuda Land đã đặt ra mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh trên toàn cầu vào năm 2030 bằng phương pháp trồng rừng Miyawaki, cho phép tạo ra những khu rừng rậm rạp trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, công nghệ vườn ươm “Advanced Tree Planting” của tập đoàn này sẽ mang đến 810 ha mảng xanh tại các dự án rải khắp toàn cầu.

“Chúng tôi đã cụ thể hóa GGP vào việc phát triển dự án ở bốn khía cạnh chính: Cải thiện chất lượng không khí và ánh sáng tự nhiên trong nhà; kết nối con người gần gũi hơn với thiên nhiên; kết hợp các tính năng không gian linh hoạt; và tích hợp các tính năng thông minh bền vững”, ông Angus Liew nói.

Theo đó, Gamuda Land đã đưa vào hoạt động hệ thống điện mặt trời thân thiện với môi trường tại Câu lạc bộ thể thao & nghỉ dưỡng Celadon (CSRC) từ tháng 11/2021. Hệ thống có quy mô 1.677 tấm pin, chiếm 4.800 m2 diện tích bề mặt. Sản lượng điện trung bình là 2.800 kWh/ngày, tương đương 84.000 kWh/tháng vào các tháng cao điểm mùa Hè, không chỉ đủ để vận hành toàn khu CSRC với tổng diện tích hơn 5 ha, mà còn dôi dư để cung cấp cho lưới điện quốc gia. Hệ thống này đã giúp cho CSRC trở thành khu phức hợp thể thao quy mô lớn đầu tiên tại TP.HCM vận hành hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời.

Ông Angus Liew bổ sung thêm rằng, các yếu tố khác bao gồm kết nối tới các hạng mục tiện ích sinh hoạt và dịch vụ thương mại, công viên và các hoạt động ngoài trời, khả năng tiếp cận hạ tầng giao thông công cộng… cũng là những điều quan trọng được cân nhắc trong quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, ưu tiên lối đi bộ, xe đạp và phương tiện giao thông điện song hành với các giải pháp cắt giảm thải CO2 cũng là những mục tiêu trong kế hoạch GGP.

Tuy nhiên, việc theo đuổi định hướng này cũng đi kèm với những thách thức nhất định. “Áp dụng phương thức thiết kế Biophilic sẽ đi kèm với bài toán chi phí, bởi từ quy hoạch cho đến thi công đều sẽ tốn kém hơn. Ban công hoặc lô-gia lớn, cửa kính kịch trần, thiết kế hai mặt tiền để tối ưu hóa ánh sáng mặt trời và thông gió tự nhiên… thường sẽ đắt đỏ, tốn nhiều chi phí xây dựng hơn so với những ngôi nhà tiêu chuẩn”, ông giải thích.

Để kiểm soát chi phí, chủ đầu tư này đang phát triển công nghệ Hệ thống Xây dựng công nghiệp hóa (IBS). Mô hình này là tương lai của ngành xây dựng với cơ chế tự động hóa bằng robot, giúp giảm 60% nhân lực và rút ngắn thời gian thi công đến 40% so với công nghệ hiện tại. Cơ chế kiểm soát vật tư của Gamuda Digital IBS cũng vượt trội hơn so với cách giám sát phổ biến hiện nay, giúp giảm lãng phí xuống dưới 1%.

Về dài hạn, Gamuda Land cam kết mạnh mẽ sẽ hiện thực hóa Kế hoạch hành động xanh quy mô của mình. “Chúng ta không thể tiếp tục làm những điều như chúng ta đã làm suốt bao năm qua. Chúng ta phải đóng góp cho sự phát triển bền vững hơn của thế giới này. Nếu chúng ta không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ để lại di sản gì cho con cháu mình đây? Không có giải pháp thay thế nào!”, vị lãnh đạo Gamuda Land Việt Nam nhấn mạnh.

Tin bài liên quan