Việt Nam - Chặng đường đến cam kết Net Zero và bài học từ châu Âu

Việt Nam - Chặng đường đến cam kết Net Zero và bài học từ châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việt Nam đang hành động mạnh mẽ nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, tuy nhiên nhiều thách thức vẫn đang ở phía trước. Ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh thuộc EuroCham, trao đổi về những bài học kinh nghiệm từ châu Âu và cơ hội mới dành cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. 

Việt Nam đang đối mặt với những thuận lợi và thách thức gì trên chặng đường thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050? Đâu là những ưu tiên Việt Nam cần tập trung trong tầm nhìn chuyển dịch cho phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?

Tại COP26, ngoài cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cũng đưa ra các cam kết cụ thể khác, như cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030 và cam kết chấm dứt mọi hoạt động đầu tư điện than mới trong nước và quốc tế. Các nền kinh tế lớn đã phát triển sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2030.

Tại COP21 tại Paris, Việt Nam đã nêu trong “Cam kết Quốc gia tự nguyện (NDC)” tới năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước và tăng lên 27% khi có hỗ trợ quốc tế.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố dọc bờ sông đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam có diện tích khoảng 40.000 km2 và dân số hơn 18 triệu người. Đây cũng là vùng sản xuất 1/5 lượng gạo trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này hiện đang chịu “tác động kép” bởi biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao, việc xây dựng đê điều cũng như hoạt động khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên nước tại thượng nguồn sông Mê kông.

Hạn hán nghiêm trọng đã khiến tình trạng xâm nhập mặn gia tăng, ảnh hưởng tới gần 700.000 ha đất canh tác, chiếm khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp trong tổng diện tích 1,7 triệu ha toàn vùng.

Nếu không có các giải pháp phù hợp, dự báo đến cuối thế kỷ này, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 1 m, nhấn chìm khoảng 40% diện tích và ảnh hưởng tới đời sống của gần 55% dân số của vùng đồng bằng này.

Đây là một ví dụ điển hình về các vấn đề khí hậu. Nguyên nhân không chỉ do khí hậu thay đổi trên thế giới, mà còn một phần bị ảnh hưởng bởi hành vi sinh hoạt của người dân sống trong khu vực.

Do đó, giảm lượng khí thải không phải là mục tiêu quan trọng duy nhất cần đạt được, mà là một khía cạnh có thể đo lường được của việc thay đổi phong cách sống bền vững, tôn trọng và phục hồi thiên nhiên.

Những bước tiến vượt bậc của công nghệ nhanh chóng vượt qua suy nghĩ lỗi thời về sự đối nghịch giữa phát triển kinh tế và gìn giữ thiên nhiên. Việt Nam có công nghệ đi tắt đón đầu và đã thiết lập cơ sở hạ tầng ấn tượng của điện thoại di động 5G - hệ thống này trong tương lai sẽ hỗ trợ mạng lưới Internet vạn vật (IoT), vốn cần dựa vào công nghệ vượt trội về năng lượng, sưởi ấm và sản xuất là một lựa chọn không tồi có thể tránh được.

Nằm trong số những quốc gia đầu tiên áp dụng công nghệ mới sẽ cho phép Việt Nam nội địa hóa ít nhất một phần của chuỗi cung ứng, tiếp thu bí quyết và đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Điều này có tác động lâu dài trong việc thúc đẩy công nghệ địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng cường an ninh chiến lược, tăng giá trị gia tăng và mở ra các thị trường mới. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như sự khan hiếm tài nguyên đất, nó có thể cho phép khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong nước.

Việt Nam không thể đánh đổi môi trường, sức khỏe của người dân, chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai, thiệt hại trước mắt cho du lịch, cũng như không có lý do gì để hy vọng rằng, các quốc gia khác sẽ giúp một quốc gia mà không kiểm soát mức độ ô nhiễm và tác hại đối với môi trường của chính mình.

Châu Âu dẫn đầu về số lượng doanh nghiệp phát triển bền vững. Ông có thể chia sẻ một số bài học kinh nghiệm từ châu Âu trong chuyển dịch năng lượng, chính sách, chiến lược và phát triển thị trường các-bon?

Ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh thuộc EuroCham.

Ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh thuộc EuroCham.

Ngày nay, châu Âu nói chung và EU nói riêng đang bối rối trước tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine và sự gián đoạn mà nó gây ra trên thị trường năng lượng, vốn bắt đầu từ khí đốt, nhưng đã gây ảnh hưởng đến tất cả các loại nhiên liệu. Các nước châu Âu có nhiều nguồn năng lượng điện khác nhau, và hiện họ đang tranh giành để đảm bảo có thể sưởi ấm ngôi nhà của mình trong mùa đông này. Tuy nhiên, tình huống khẩn cấp này không nên làm lệch các kế hoạch đã đề ra về mức trung hoà khí thải vào năm 2030.

Sự gián đoạn thị trường này sẽ dẫn đến sự thay đổi vị trí toàn cầu của khí đốt và các nguồn cung cấp nhiên liệu khác, từ đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng rộng rãi khí đốt làm nhiên liệu chuyển tiếp của Việt Nam từ điện than sang thuỷ điện và điện khí, đồng thời làm cho tình hình đảm bảo an ninh năng lượng tái tạo càng cấp thiết hơn.

Các chính sách của châu Âu sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để hướng các công ty và công dân đến các hành vi bền vững. Trong giai đoạn đầu, họ trợ cấp một số chi phí thay đổi, sau đó, họ dần dần siết chặt các quy định về xử phạt hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời giao trách nhiệm xử lý ô nhiễm cho người gây ô nhiễm thay vì cho phép họ xem xét ngoại ứng.

Đó là trường hợp của EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), trong đó các nhà sản xuất nhựa hoặc các vật liệu gây ô nhiễm khác phải có trách nhiệm thải bỏ chúng. Điều này có thể đạt được một cách trực tiếp, và tại Việt Nam, PRO (Tổ chức Tái chế nhựa) Việt Nam và Liên minh ngăn chặn ô nhiễm nhựa đã chọn cách tiếp cận này, hoặc gián tiếp, bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất đóng góp cho Chính phủ để lo liệu việc làm sạch. Người tiêu dùng cũng phải chịu trách nhiệm bằng cách trả tiền cho túi nhựa.

Một trong những vấn đề Việt Nam phải đối mặt là cách tiếp cận với cái mới khi các sáng kiến cần được pháp luật quy định, giải thích và hướng dẫn bằng các văn bản pháp luật, sau đó mới được đưa vào thực thi; điều này làm chậm trễ quá trình thử nghiệm phát kiến mới trong thị trường.

Ông cho biết những cơ hội cho các doanh nghiệp thành viên EuroCham từ xu hướng phát triển xanh tại Việt Nam?

Nhiều công ty châu Âu đã biết cách sản xuất mà không phát thải hoặc đang chuẩn bị để đạt được điều đó, bởi châu Âu đã cam kết sẽ đạt trung hoà các-bon vào năm 2030. Đây là lý do tại sao các công ty châu Âu có thể chia sẻ bí quyết này với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, khi đầu tư vào Việt Nam, họ cần được phép xây dựng các địa điểm sản xuất bền vững và các văn phòng cho các bên liên quan.

Có thể thấy rõ điều này khi Lego mới mở một nhà máy trung hoà các-bon với chi phí 1 tỷ euro ở Bình Dương, hay đơn giản hơn là Heineken, Nestlé, Insee và nhiều thành viên Eurocham khác, những tập đoàn có chính sách toàn cầu chỉ sử dụng năng lượng tái tạo, nhưng rất khó để thực hiện điều này bởi Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trộn tất cả các nguồn phát điện.

Đồng thời, Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) với các nhà sản xuất điện gió hoặc năng lượng mặt trời vẫn chưa có hiệu lực. Khi không có nguồn lưu trữ, không thể cung cấp hoàn toàn năng lượng sạch trong 24 giờ. Đây là lý do tại sao EuroCham ủng hộ DPPA đầy đủ và khả năng lưới điện mang điện đến người dùng gần đó.

Tại Việt Nam, những gì không được pháp luật cho phép sẽ khó được thực hiện, nên nhiều công nghệ sáng tạo cần được điều chỉnh bởi luật pháp và đưa ra các hướng dẫn áp dụng.

Một điểm khác biệt giữa châu Âu và Việt Nam là giá điện ở châu Âu cao, khuyến khích các công ty và người tiêu dùng sử dụng năng lượng hiệu quả trong mọi hoạt động.

Ngoài hoạt động vận động chính sách, cuối tháng 11/2022, EuroCham tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) tại TP.HCM. Trong 3 ngày diễn ra, Diễn đàn bao gồm tất cả các chủ đề về phát triển bền vững, là nơi các công ty châu Âu có thể chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, từ đó các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và quốc tế có thể tranh luận về các chính sách, công nghệ để cho giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững.

Tin bài liên quan