Việt Nam sẽ có làn sóng đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp

Việt Nam sẽ có làn sóng đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đây là nhận định của ông Tom Over, Giám đốc Hậu cần và Khu công nghiệp Công ty JLL khu vực châu Á - Thái Bình Dương (JLL APAC) trong mở đầu phiên thảo luận thứ 2 tại Diễn đàn Bất động sản khu công nghiệp năm 2023 ngày 24/08. 

Theo ông Tom Over, trong ngành sản xuất toàn cầu, 6 quốc gia có năng suất sản xuất cao nhất trên toàn cầu gồm có: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đức. Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, và chưa nằm trong top 20 quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới.

Nhưng điểm tích cực là JLL APAC đã làm việc với nhiều khách hàng là doanh nghiệp bất động sản, theo yêu cầu khách hàng châu Âu về phân tích năng lực chuỗi cung ứng và logistics Đông Nam Á, JLL APAC phải đưa ra những bảng điểm đến đầu tư, và Việt Nam liên tục đứng thứ nhất và thứ hai trong khu vực Đông Nam Á trong bảng điểm này.

Về tính bền bỉ của chuỗi cung ứng, trước đây Trung Quốc có chi phí thấp nên thu hút được các nhà đầu tư, nhưng do sự dịch chuyển toàn cầu nên Trung Quốc có nhiều rủi ro hơn. Các nhà đầu tư đã lựa chọn đầu tư sang các nước khác khu vực Đông Nam Á ít rủi ro hơn và chi phí Trung Quốc đến nay cũng không còn thấp nữa.

Theo đại diện JLL APAC, 19% doanh nghiệp có kế hoạch di dời khỏi Trung Quốc đã chọn Đông Nam Á là điểm đến ưa thích nhất của họ. Điều này đã được thể hiện qua sự dịch chuyển FDI sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á trong thập kỷ qua, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Á ngày càng tăng.

Việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng, đặt trung tâm sản xuất nhiều nơi giúp Việt Nam là nước hưởng lợi từ xu hướng này. Có đến 7.000 dự án FDI vào Việt Nam trong một kỷ qua, đặc biệt, Samsung là nhà đầu tư hàng đầu, lớn nhất ở Việt Nam. Nhưng xu hướng vào Việt Nam cũng đồng nghĩa là các nước trong khu vực cũng sẽ nhận được đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư châu Âu.

Sự chuyển đổi từ xu hướng Trung Quốc cộng 1 đã mang lại cơ hội cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Sự chuyển đổi từ xu hướng Trung Quốc cộng 1 đã mang lại cơ hội cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ông Tom Over cho biết, riêng 20% dự án lớn tại Việt Nam chiếm đến 80% giá trị nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư “ong chúa”. Do đó, Việt Nam cần dọn tổ, chờ đợi và sẵn sàng đón các nhà đầu tư lớn bằng cách chuẩn bị hạ tầng, điều kiện thuận thuận lợi…

Tổng diện tích đất khu công nghiệp Việt Nam là 36.400 ha đất. 5 thị trường hàng đầu của miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. 5 thị trường hàng đầu của miền Nam là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An. Tuy nhiên, trong 36.400 ha đất này thì 96% là khu vực đã có chủ sở hữu, chỉ có 2% là nhà máy xây sẵn và 2% là kho bãi xây sẵn.

“Tỷ lệ nhà máy xây sẵn trong giai đoạn 2013 - 2023 có tăng, nhưng không có hợp lý khi so với tỷ lệ lấp đầy và làn sóng đầu tư vào Việt Nam”, ông Tom Over khẳng định.

Nhìn chung, đại diện JLL APAC nhận thấy nhà đầu tư khi vào Việt Nam quan tâm 3 vấn đề: đất, nhà máy xây sẵn và kho bãi xây sẵn. Nhưng theo quy định pháp luật của Việt Nam, không phải cứ có sẵn đấy là được quy hoạch thành bất động sản khu công nghiệp cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ có 2% nhà máy xây sẵn và 2% kho bãi xây sẵn - chiếm tỷ lệ nhỏ nên xu hướng hiện nay đang có làn sóng đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

Ông Tom Over, Giám đốc Hậu cần và Khu công nghiệp Công ty JLL khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: Lê Toàn).

Ông Tom Over, Giám đốc Hậu cần và Khu công nghiệp Công ty JLL khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. (Ảnh: Lê Toàn).

Xu hướng trong tương lai sẽ như thế nào? Với việc sẵn có đất đai và lực lượng lao động, một số tỉnh thành tại Việt Nam đang nổi lên vì giá đất cũng chưa quá cao. Một số tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ hay miền Trung cũng rất tiềm năng. Nhìn lại 5 - 7 năm trước, khách hàng của JLL APAC chỉ yêu cầu nghiên cứu về TP. HCM hay Hà Nội nhưng bây giờ họ đã đòi hỏi phải nghiên cứu các thành phố cấp 2 của Việt Nam.

Bên cạnh đó, phát triển bền vững cũng sẽ là xu hướng tất yếu của Việt Nam, tuy nhiên nó cũng đang là rào cản của rất nhiều doanh nghiệp trong nước. Tỷ lệ các toà nhà, công trình của Việt Nam được nhận chứng chỉ xanh tăng; bất động sản công nghiệp, nhà máy, kho bãi xây sẵn cũng bắt đầu có tỷ lệ nhỏ có giấy chứng chỉ xanh. Theo dữ liệu của JLL, trong số 202 kho cung cấp hiện tại, mới có 4 kho được chứng nhận xanh.

“Tóm lại, Việt Nam cần có sự linh hoạt để chào đón nhà đầu tư, có sẵn các sản phẩm như nhà xưởng, kho bãi xây sẵn. Sẽ có một dòng chảy đầu tư vào khu công nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nhà đầu tư, sẽ có lan rộng ra về mặt địa lý về giá đất và sự sẵn có của lực lượng lao động. Đặc biệt là nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến sự bền vững, họ sẽ chọn nơi nào có sản phẩm, cơ sở hạ tầng và chính sách cho việc phát triển bền vững của họ”, ông Tom Over nói.

Tin bài liên quan