Vietnam Airlines đề xuất 5 giải pháp giúp du lịch Việt Nam “cất cánh”

0:00 / 0:00
0:00
Nhận định du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội, thế mạnh phục hồi du lịch, Vietnam Airlines đề xuất 5 giải pháp giúp du lịch Việt Nam “cất cánh” từ 15/3.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch và Phát triển của Vietnam Airlines cho biết, trong 9 tuần đầu năm 2022, tổng số khách trên nhóm đường bay du lịch tăng 8,6% so với năm cùng kỳ năm 2019, tốc độ phục hồi cao hơn 23 điểm so với các nhóm đường bay còn lại.

Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch và Phát triển của Vietnam Airlines cho biết, trong 9 tuần đầu năm 2022, tổng số khách trên nhóm đường bay du lịch tăng 8,6% so với năm cùng kỳ năm 2019, tốc độ phục hồi cao hơn 23 điểm so với các nhóm đường bay còn lại.

Phân thị khách du lịch phục hồi nhanh hơn

Phát biểu ở phiên “Tận dụng thời cơ: Kiến nghị từ doanh nghiệp” tại Diễn đàn “luồng xanh” cho du lịch cất cánh, Chuyên đề I: Mở cửa du lịch linh hoạt - an toàn - hiệu quả, do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 11/3, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch và Phát triển của Vietnam Airlines cho biết, Vietnam Airlines không chỉ xác định là một doanh nghiệp ngành vận tải mà còn là một doanh nghiệp trong ngành du lịch và vẫn còn khó khăn trong tiến trình mở cửa hàng không và định hướng mở cửa toàn bộ hoạt động du lịch sắp tới.

Ông Trung cho biết, theo Airbus - 3/2022, biên độ thời gian phục hồi của ngành hàng không tương đối lớn, thị trường thế giới sẽ hồi phục nhanh nhất vào năm 2023 và tình huống xấu là tới năm 2025 mới có thể phục hồi.

Còn Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo đến năm 2024 hàng không có thể phục hồi được trong đó Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể hồi phục chậm hơn Châu Âu, Mỹ. Các thị trường Quốc tế sẽ hồi phục chậm hơn nội địa.

Theo EY Pathenon, đã có đánh giá về phân thị khách ngành hàng không, trong đó, phân thị khách du lịch được dự báo phục hồi nhanh hơn các đối tượng khách hàng không khác; du lịch nội địa và quốc tế khách du lịch và thăm thân phục hồi nhanh nhất trước cả khách công vụ.

Ở thị trường Việt Nam trước đại dịch, 70% khách vận tải quốc tế là khách du lịch và nội địa là 30% khách du lịch. 80% khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không.

Trong 9 tuần đầu năm 2022, tổng số khách trên nhóm đường bay du lịch tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2019, tốc độ phục hồi cao hơn 23 điểm so với các nhóm đường bay còn lại.

Ở thị trường nội địa, du lịch đang là cứu cánh cho ngành hàng không.

5 giải pháp giúp du lịch Việt Nam “cất cánh”

Về cơ hội phục hồi du lịch, ông Trung cho biết, du lịch Việt Nam có nhiều thế mạnh. Thứ nhất, về điểm đến Việt Nam, Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn, nhiều khám phá (trước Covid đứng thứ 4 nhưng có tốc đô tăng cao nhất về du lịch trong khu vực).

Thứ hai, về chính sách dần nới lỏng, bỏ cách ly tập trung đối với khách quốc tế, cho phép đón khách du lịch quốc tế đảm bảo các quy định phòng dịch từ 3/2022.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, hàng loạt thương hiệu khách sạn danh tiếng có mặt tại hầu hết các thành phố du lịch như: InterContinental, Novotel, Sun Group, Vinpearl,…

Thứ tư, nhu cầu khách du lịch hồi phục sớm nhất do thị trường bị dồn nén, khi các yêu cầu đi lại, dịch được kiểm soát, nhu cầu thị trường sẽ tăng mạnh (thực tế qua 4 đợt dịch tại Việt Nam).

Thứ năm, vận tải hàng không phát triển khi 6 hãng hàng không nội địa kết nối hub chính từ Hà Nội hoặc TP.HCM với các thành phố du lịch với tần suất lớn, đón khách quốc tế nối chuyến từ các thị trường nguồn.

Thứ sáu là sân bay mở rộng, nhu cầu điểm đến: Các cảng hàng không, cửu ngõ du lịch trọng điểm nước mở rộng, nâng công suất (Đà nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc…).

Về khó khăn, ông Trung cho biết, hiện nay quy định nới lỏng điều kiện nhập cảnh và cách ly cho khách du lịch quốc tế chưa được ban hành; chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích, thu hút khách. Khách Việt Nam sang nước ngoài cần có xét nghiệm âm tính khi trở lại Việt Nam khiến không ít du khách có tâm lý lo ngại. Hay khách nước ngoài đến Việt Nam thì băn khoăn họ sẽ chữa trị ở lại Việt Nam như thế nào, chi phí nếu họ dương tính.

"Điều này rất khó kích thích, thu hút khách du lịch. Nếu chúng ta mở cửa , xác định du lịch là ngành mũi nhọn, là cơ hội để Việt Nam mở cửa phát triển kinh tế sau đại dịch, chúng tôi kiến nghị có các quy định thông thoáng hơn về vấn đề này”, ông Trung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Trung, nhiều doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh phục vụ du lịch bị ảnh hưởng bởi COVID-19 dẫn đến phá sản, cần thời gian để hồi phục lại năng lực phục vụ như trước Covid. Ông Trung dẫn chứng, thống kê của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân cho biết, COVID-19 bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề với ngành du lịch. Hàng chục nghìn doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng kinh doanh, hàng triệu lao động phải nghỉ việc toàn bộ hay từng phần.

Cùng với đó, tình hình tài chính khó khăn do dịch bệnh kéo dài, khả năng đầu tư phát triển của hãng hàng không và công ty du lịch tại thời điểm hiện tại còn yếu.

Về phía Vietnam Airlines, ông Trung cho biết doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các đối tác triển khai các chương trình đi đến Việt Nam và trong Việt Nam.

Với thị trường nội địa, đường bay số chuyến bay và đường bay đều cao hơn so với trước đại dịch, số chuyến bay cao hơn 20% với 54 - 55 đường bay nội địa so với mức 44 - 45 chuyến bay trước đại dịch, số lượng chuyến bay đang khai thác trung bình cả năm nay sẽ cao hơn thời điểm năm 2019 khoảng 10%.

Với dường bay quốc tế, hoạt động khai thác sẽ mở lại hầu hết các đường bay đã khai thác trước đây, trừ các đường bay đến Trung Quốc bởi chính sách đóng cửa của quốc gia này. Số lượng chuyến bay sẽ quay về mức 60 - 65% so với trước đại dịch.

Đại diện Vietnam Airlines đề xuất 5 giải pháp để du lịch Việt Nam thực sự “cất cánh” từ 15/3 gồm:

Thứ nhất, cần tăng cường tổ chức, quảng bá hình ảnh Việt Nam – điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn, tập trung một số thị trường chính như Đông Bắc Á, châu Âu, Mỹ, Úc. Nếu xác định du lịch là mũi nhọn, cần quy mô quốc gia, tổng thể lớn hơn, dài hơn để quảng bá du lịch Việt Nam.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình hộ chiếu vắc-xin, tham gia các hệ thống chung của quốc tế để đơn giản hóa thủ tục cho du khách.

Thứ ba, ban hành quy định, thủ tục, hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế, liên tục cập nhật trên các phượng thông tin đại chúng.

Thứ tư, phối hợp giữa các ban, ngành, doanh nghiệp trong chuỗi hàng không, du lịch để xây dựng lộ trình phát triển điểm đến Việt Nam, chỉ rõ vai trò của các bên tham gia, có các chính sách thuận lợi, ưu đãi phù hợp cho các doanh nghiệp tham gia.

Thứ năm, triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu hành khách giữa các hàng không, khách sạn, công ty du lịch để nâng cao trải nghiệm cho khách và phục vụ nghiên cứu thị trường.

Tin bài liên quan