Phố Wall có tuần giao dịch tích cực - Ảnh: Reuters

Phố Wall có tuần giao dịch tích cực - Ảnh: Reuters

Vứt bỏ sợ hãi, S&P500 thiết lập kỷ lục mới

(ĐTCK) Phố Wall có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu nhà ở, vẫn chuyển nhanh và công nghệ. Chỉ số VIX đo lương sự sợ hãi của Phố Wall giảm mạnh, giúp S&P thiết lập kỷ lục mới trong phiên cuối tuần.
Nhóm cố phiếu nhà ở tiếp tục tăng mạnh sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố, doanh số bán nhà ở mới tăng hơn dự kiến trong tháng 4 và nguồn cung cũng lên mức cao nhất 3 năm rưỡi, sau 1 ngày số liệu về doanh số bán nhà trong tháng 4 được công bố tăng 1,3%, là tháng thứ 2 trong 9 tháng có mức tăng trưởng. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu công nghệ lớn nha Apple, Amazon cũng tăng khá mạnh, đặc biệt là cổ phiếu HP đã lấy những gì đã mất trong phiên trước đó khi hãng tuyên bố cắt giảm 16.000 việc làm để tăng tỷ suất lợi nhuận sau khi công bố lợi nhuận năm nay sẽ bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh găy gắt trên thị trường máy tính cá nhân.

Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của Phố Wall lại giảm mạnh 5,6%, xuống 11,36, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2013.

Kết thúc phiên 23/5, chỉ số Dow Jones tăng 63,19 điểm (+0,38%), lên 16.606,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,04 điểm (+0,42%), lên 1.900,53 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 31,47 điểm (+0,76%), lên 4.185,81 điểm.

Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 0,7%, chỉ số S&P 500 tăng 1,2% và chỉ số Nasdaq tăng 2,3%.

Trong khi đó, chứng khoán Châu Âu tiếp tục trái chiều. Trong khi chứng khoán tại Anh vẫn lình xình ở dưới mức tham chiếu, thì các chỉ số chứng khoán tại Đức và Pháp tiếp tục tăng điểm. Những giữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc giúp chứng khoán châu Âu tăng điểm, nhưng lo ngại về các cuộc bầu cử sẽ làm xáo trộn một số chính ở các quốc gia châu Âu khiến giới đầu tư thận trọng.

Kết thúc phiên 23/5, chỉ số FTSE tại Anh giảm 4,81 điểm (-0,07%), xuống 6.815,75 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 47,10 điểm (+0,48%), lên 9.768,01 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 14,94 điểm (+0,33%), lên 4.493,15 điểm.

Trong tuần, chỉ số FTSE giảm 0,58%, chỉ số DAX tăng 1,44% và chỉ số CAC 40 tăng 0,83%.

Những thông tin tích cực từ kinh tế Mỹ, cũng như Trung Quốc được công bố trước đó 1 ngày đã giúp chứng khoán châu Á có phiên giao dịch cuối tuần tích cực. Trong khi chứng khoán Nhật Bản leo lên mức cao nhất 3 tuần khi đóng cửa, thì chứng khoán Trung Quốc cũng có phiên hồi mạnh.

Kết thúc phiên 23/5, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 124,38 điểm (+0,87%), lên 14.462,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 12,10 điểm (+0,05%), lên 22.965,86 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 13,28 điểm (+0,66%), lên 2.034,57 điểm.

Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,6%, chỉ số Hang Seng tăng 1,11% và chỉ số Shanghai Composite tăng 0,4%.

Giá vàng vẫn chưa xác định được hướng đi của mình khi trong cả tuần nay, chỉ lình xình quanh ngưỡng sát trên 1.290 USD/ounce. Mức giá đóng cửa cuối tuần này gần như không đổi so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước. Các thông tin tác động trái chiều đã giữ giá vàng lình xình trong tuần qua. Trong khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine và các cuộc bầu cử tại châu Âu với nhiều lo ngại hỗ trợ để vàng đi lên, thì dữ liệu kinh tế của Mỹ và Trung Quốc tích cực khiến cho giá kim loại quý này chịu áp lực giảm giá.

Kết thúc phiên 23/5, giá vàng giao ngay trên thị trường New York giảm 0,80 USD (-0,06%), xuống 1.292,90 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 giảm 3,3 USD (-0,26%), xuống 1.291,7 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,02%, giá vàng giao tháng 6 giảm 0,13%.

Giá dầu đã tăng trở lại sau khi nhận được các thông tin hỗ trợ như cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Lybia, trong khi 2 đầu tàu kinh tế thế giới và cũng là 2 nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc vừa công bố những dữ liệu kinh tế tích cực.

Kết thúc phiên 23/5, giá dầu thô Mỹ tăng 0,61 USD (+0,58%), lên 104,35 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,18 USD (+0,16%), xuống 110,54 USD/thùng. Trong tuần, giá dầu thô Mỹ tăng 2,28%, giá dầu Brent tăng 0,11%.

Tin bài liên quan