WB dự kiến tăng khoản cho vay hàng năm đối với các quốc gia thu nhập trung bình

WB dự kiến tăng khoản cho vay hàng năm đối với các quốc gia thu nhập trung bình

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Năm (31/3), Ngân hàng Thế giới (WB) đã đệ trình một kế hoạch cải cách nhằm tăng khoản cho vay hàng năm thêm 5 tỷ USD đối với các nước có thu nhập trung bình để chống lại biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác trong khi vẫn bảo vệ xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng.

WB cho biết, "lộ trình phát triển" sẽ được thảo luận với cơ quan chỉ đạo của Ủy ban Phát triển vào ngày 12/4, trong các cuộc họp của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục về các biện pháp tiếp theo để tăng cường cho vay, bao gồm các nước nghèo nhất trên thế giới.

"Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) phải phát triển để đối phó với sự hợp nhất chưa từng có của các cuộc khủng hoảng toàn cầu đã cản trở tiến trình phát triển và đe dọa con người và hành tinh”, báo cáo của WB cho biết.

WB cho biết, hành động là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu giảm nghèo và đối phó với các thách thức toàn cầu đang gia tăng như biến đổi khí hậu, nguy cơ đại dịch và xung đột.

WB ước tính rằng, chính phủ ở các nước đang phát triển và khu vực tư nhân sẽ cần chi trung bình 2.400 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2030 để giải quyết biến đổi khí hậu, xung đột và đại dịch, tương đương khoảng 6% tổng GDP của các nước đang phát triển.

Hôm thứ Tư (29/3), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, ứng cử viên người Mỹ kế nhiệm Chủ tịch WB David Malpass sẽ chịu trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ cải cách.

Ông David Malpass đã tuyên bố vào tháng 2 rằng, ông sẽ rời vị trí Chủ tịch WB trước ngày 30/6 và đã đề xuất tăng khả năng tài chính của nhánh cho vay thu nhập trung bình của ngân hàng, trong đó Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) sẽ đóng vai trò chủ chốt.

Ông David Malpass cho biết, WB đã tăng gấp đôi tài trợ cho hàng hóa toàn cầu trong nhiệm kỳ của ông, đạt 100 tỷ USD từ năm 2020-2022, đồng thời nhấn mạnh mối lo ngại của ông về "mức nợ công không bền vững" ở nhiều nước đang phát triển.

Ông cho biết, hơn một nửa số quốc gia nghèo nhất thế giới đang ở trong hoặc có nguy cơ cao lâm vào tình trạng khó khăn về nợ nần, và các vấn đề của các quốc gia đó ngày càng gia tăng do lãi suất và lạm phát cao hơn dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Do đó, các chính phủ cần "lên kế hoạch cho tình trạng căng thẳng tài chính tiếp diễn", đồng thời kêu gọi các nước đang phát triển nỗ lực hơn nữa để loại bỏ các khoản trợ cấp lãng phí, cải thiện hoạt động mua sắm công và mở rộng cơ sở thuế.

Vào tháng trước, ông cho biết rằng, WB có thể thay đổi các hướng dẫn cho vay nội bộ của mình để giải phóng 4 tỷ USD khả năng cho vay cho IBRD mỗi năm – tương ứng 40 tỷ USD trong 10 năm. Đây là một khoản tiền thấp hơn rất nhiều so với các khuyến nghị của một hội đồng độc lập đối với G20 vào năm ngoái.

IBRD vào tháng 12 cũng đã tăng giới hạn cho vay bền vững hàng năm lên 2 tỷ USD, bắt đầu từ năm tài chính 2024. Mức trần cho vay của IBRD trong năm tài chính 2022 là 37,5 tỷ USD.

Tin bài liên quan