Ả Rập Xê Út đơn độc trong nỗ lực "cứu" giá dầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tại cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), Ả Rập Xê Út đơn thân độc mã cắt giảm tự nguyên thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 7. 
Ả Rập Xê Út đơn độc trong nỗ lực "cứu" giá dầu

OPEC+ đã quyết định không thay đổi kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu trong năm nay, trong khi Ả Rập Xê Út tuyên bố tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 7, đưa sản lượng của nước này xuống khoảng 9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2021.

Động thái của thành viên quan trọng nhất trong liên minh OPEC+ nhằm đỡ giá cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của họ, nhưng có thể khiến họ mất thị phần vào tay hai đồng minh chủ chốt là Nga, quốc gia không cam kết cắt giảm sản lượng và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), quốc gia dự định có hạn ngạch sản xuất cao hơn cho năm 2024.

Nga, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC+, không bắt buộc phải thực hiện thêm bất kỳ cắt giảm nào trong năm nay. Moscow ngày càng cạnh tranh với các đồng minh OPEC ở Trung Đông để chiếm lĩnh thị trường châu Á kể từ khi châu Âu cấm hầu hết việc nhập khẩu dầu của Nga.

Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết, sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để mang lại sự ổn định cho thị trường trong bối cảnh giá dầu giảm bởi triển vọng kinh tế yếu hơn, đặc biệt là ở Trung Quốc.

OPEC+ đã bất ngờ thông báo giảm nguồn cung khoảng 1,6 triệu thùng/ngày vào đầu tháng 4. Giá dầu tăng ngay sau khi quyết định này, nhưng sau đó đã mất đà do dữ liệu kinh tế hụt hơi của Trung Quốc, với mức giảm 11% trong tháng 5.

Dầu tăng sau khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm vào tháng 4, nhưng sau đó đã mất đà. Nguồn: Bloomberg.
Dầu tăng sau khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm vào tháng 4, nhưng sau đó đã mất đà. Nguồn: Bloomberg.

Ả Rập Xê Út bỏ ngỏ đợt cắt giảm bổ sung vào tháng 7 có thể được gia hạn, khiến thị trường hồi hộp chờ đợi.

Bob McNally, Chủ tịch của Tập đoàn Tư vấn Rapidan Energy Group và là cựu quan chức Nhà Trắng Mỹ cho biết: “Trong thời gian tới, giá dầu thô sẽ phụ thuộc phần lớn vào Ả Rập Xê Út. Đó sẽ là một trận chiến “giữa Ả Rập Xê Út đang tìm kiếm sự ổn định của giá dầu và các nhà giao dịch muốn dầu giảm giá”.

Tin bài liên quan