ASEAN lao đao vì đại dịch

ASEAN lao đao vì đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đông Nam Á (ASEAN) đang là điểm nóng trên thế giới về dịch Covid-19, làm suy giảm kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế của không ít quốc gia.

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 đang bao phủ ASEAN, các nền kinh tế lớn như Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines ghi nhận số ca nhiễm mới cũng như tử vong tăng mạnh.

Theo Bank of America, số lượng ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày tại ASEAN lập kỷ lục 72.200 ca trong tháng 7, tăng 162%; tỷ lệ tử vong tăng từ 500 ca/ngày lên bình quân 1.500 ca/ngày.

Chính phủ các nước phải tái áp đặt các lệnh phong toả và giãn cách xã hội, nhằm mục tiêu ngăn chặn đà lan rộng của dịch bệnh, trong khi năng lực y tế gần như đã tới giới hạn.

Biến chủng Delta lây lan nhanh là mối đe dọa đối với kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế và các giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài có ảnh hưởng lớn tới kinh tế - xã hội.

Diễn biến chỉ số PMI tại một số nước tính đến tháng 7. Nguồn HIS Markit

Diễn biến chỉ số PMI tại một số nước tính đến tháng 7. Nguồn HIS Markit

Các nhà kinh tế học của Bank of America đánh giá, tác động từ các biện pháp giãn cách xã hội lên chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của khu vực ASEAN chưa đạt tới mức độ như tháng 4/2020, nhưng cũng đã tiệm cận mức độ của một cú sốc kinh tế có độ lệch chuẩn mức độ 4. PMI tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam ở dưới mức 50 trong tháng 7, đồng nghĩa với hoạt động sản xuất đang bị thu hẹp. Tất cả các lĩnh vực, trừ xuất khẩu, đều sụt giảm.

Ông Sanjay Mathur, nhà kinh tế học trưởng khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của ANZ nhấn mạnh, hai vấn đề mới có thể kìm hãm triển vọng tăng trưởng là tình trạng gián đoạn sản xuất và tốc độ tăng GDP chậm lại của Trung Quốc.

Arun Sai, chiến lược gia cao cấp tại Pictet Asset Management (Anh quốc) cho rằng, dự báo tăng trưởng ở Đông Nam Á có thể bị điều chỉnh theo hướng tiêu cực. Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore rơi vào nhóm cuối trong các thị trường mới nổi.

Thực tế, ANZ đã hạ dự báo mức tăng GDP tại 6 nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á từ 4,6% xuống 3,9% trong năm 2021, nhưng giữ nguyên triển vọng tăng 5,4% cho năm 2022.

Trong khi đó, Ngân hàng Maybank Kim Eng kỳ vọng sự phục hồi của ASEAN vào đầu năm 2022, nhờ nhu cầu tăng và sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng vào khu vực.

Ông Chua Hak Bin, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô khu vực của Ngân hàng đánh giá, sự phục hồi của ASEAN được hỗ trợ bởi sản xuất và xuất khẩu, với nhu cầu toàn cầu được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, khi kinh tế mở cửa trở lại. Việt Nam, Indonesia, Singapore là những nước hưởng lợi từ sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng sản xuất do cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Dịch bệnh đã không làm chệch hướng sự thay đổi mang tính cấu trúc này.

Ông Tamura, chuyên gia của Viện Milken (Mỹ) chỉ ra điểm hấp dẫn của Indonesia là thị trường trong nước khổng lồ, còn Việt Nam và Thái Lan có năng lực để tăng cường các lĩnh vực sản xuất trong nước. Căng thẳng địa chính trị trên thế giới gia tăng có thể thúc đẩy sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng đến ASEAN nhiều hơn.

Một số nhà phân tích tại Ngân hàng HSBC nhận định, sự phục hồi kinh tế các nước ASEAN sẽ phụ thuộc vào tiến trình tiêm vắc-xin, xuất khẩu và chính sách tài khóan

Tin bài liên quan