Bàn giao ao cho hộ ông Lê Văn Thắng xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc.

Bàn giao ao cho hộ ông Lê Văn Thắng xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc.

Bàn giao những ao chống chịu biến đổi khí hậu đầu tiên tại Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đã có 70 ao chống chịu biến đổi khí hậu được bàn giao cho các hộ dân tại Đắk Lắk.

Các ao nói trên nằm trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu của sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ trước tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam" (Dự án SACCR), do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi (CPO), Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT Đắk Lắk phối hợp thực hiện.

Tính riêng tại tỉnh Đắk Lắk, đến 30 tháng 10 năm 2023, Dự án đã triển khai xong 70 ao tại 2 huyện Krông Pắc và Ea Kar, gồm: Huyện Krông Pắc (34 ao), huyện Ea Kar (36 ao). Tổng dung tích 70 ao là hơn 60.000 m3 với diện tích tưới hơn 52 ha.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết, chương trình sẽ thực hiện và bàn giao tổng số 260 ao tại Đắk Lắk. Mục tiêu của dự án là xây dựng và cải tạo hơn 1.500 ao thu nước mưa.

Riêng tại tỉnh Đắk Lắk, dự án sẽ xây mới 917 hệ thống kết nối điểm cuối; xây mới và cải tạo 260 ao chống chịu biến đổi khí hậu, hỗ trợ thiết lập 2.335 hệ thống tưới tiết kiệm nước nội đồng, tập huấn về nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu thông qua các Lớp học đồng ruộng (FFS) cho 5.838 hộ, hỗ trợ vật tư nông nghiệp cho 2.335 hộ và cải thiện khả năng tiếp cận tới thông tin thị trường, tín dụng và dịch vụ thông tin khí hậu nông nghiệp cho 29.980 hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn dự án.

Theo UNDP, những tháng cao điểm mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 hàng năm sau, Đắk Lắk luôn đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhiều công trình thủy lợi, chủ yếu là hồ đập nhỏ rơi vào mực nước "chết", khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây gặp rất nhiều khó khăn, bởi nguồn nước mặt hiện có chỉ đáp ứng khoảng 40% so với nhu cầu. Theo thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp Đắk Lắk, tính đến cuối tháng 3/2023 đã có hơn 1.300 ha (lúa, cây trồng cạn) khô kiệt nước, dẫn đến khả năng mất trắng; gần 160.000 ha (cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, mắc ca và cây ăn trái) thiếu hụt nguồn nước tưới cho những đợt tiếp theo.

Tin bài liên quan