Các chủ hộ Nga cầu cứu Tổng thống Putin

Các chủ hộ Nga cầu cứu Tổng thống Putin

(ĐTCK) Những người Nga có các khoản vay thế chấp bằng ngoại tệ nhằm tận dụng lợi thế của lãi suất thấp ở nước ngoài đang trong cơn hoảng loạn, đến mức họ phải cầu cứu tổng thống Vladimir Putin.

Giá trị của đồng Rúp đã giảm 45% so với USD chỉ sau 6 tháng đã biến các khoản vay thế chấp bằng chính căn hộ của mình bỗng dưng tăng gấp rưỡi khi quy đổi ra đồng Rúp, trở thành nỗi đau lớn cho người vay tiền.

Một nhóm đã đại diện cho 10.000 chủ hộ Nga đã gửi cho tổng thống Putin một bức tâm thư trình bày nguyện vọng được giúp đỡ trả các khoản vay thế chấp này.

“Thưa ngài Vladimir Vladimirovich, chúng tôi không yêu cầu ngài phải xóa bỏ hay tha thứ cho chúng tôi về những khoản nợ này. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm, nhưng cần có một sự công bằng ở đây và các khoản nợ nên được tính bằng đồng tiền quốc gia”, trích trong thư.

Bức thư đã được đăng tải trên báo Vedomosti và Kommersant cũng như trên trang Facebook của nhóm, trong đó cho rằng Chính phủ Nga cũng phải chịu trách nhiệm cho sự khủng hoảng này.

Trên thực tế, các khoản vay thế chấp bằng ngoại tệ rất phố biến trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mức lãi suất ngân hàng cho vay chỉ bằng một nửa lãi suất cho vay bằng đồng Rúp.

Thường thì các khoản thế chấp này sử dụng đồng USD, Euro hoặc Franc Thụy Sĩ, trong đó USD được đánh giá là đồng tiền thu lợi lớn nhất.

 Đồng Rúp đã mất giá tới hơn 45% trong vòng 5 tháng qua

Ngân hàng trung ương Nga đã khuyến khích những người chủ nợ chuyển các khoản nợ dưới dạng USD hay Euro sang đồng Rúp nhằm đối phó với việc tỷ giá càng lúc càng suy giảm nhiều hơn.

Trong một bức thư gửi cho các ngân hàng vào tháng 1/2015, ngân hàng trung ương đã khuyến nghị nên sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức của mình từ tháng 10/2015 trong trường hợp đồng Rúp được bán với giá 33 Rúp trên 1 USD. Điều đó tạo ra tổn thất lớn cho các ngân hàng, khi hôm nay tỷ giá đã là 66 Rúp trên 1 USD.

Tuy nhiên ngân hàng trung ương đã cảnh báo khủng hoảng thế chấp trên diện rộng còn có thể gây ra nhiều lỗ hơn với các ngân hàng Nga, vốn đã bị chèn ép bởi phương tây và sự yếu kém của nền kinh tế Nga.

Tin bài liên quan