Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy TP.HCM (bên trái), ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM (bên phải) đến thăm Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư thành ủy TP.HCM (bên trái), ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM (bên phải) đến thăm Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, tại TP.HCM.

Các trung tâm hồi sức tích cực do Bộ Y tế và TP.HCM thiết lập đã được bàn giao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với yêu cầu tăng số giường hồi sức tích cực cho bệnh nhân nặng tại TP.HCM lên 3.000 giường, Bộ Y tế đã điều các bệnh viện hạng đặc biệt tuyến trung ương thiết lập khẩn cấp 3 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM.

Chiều 7/8, UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực trực thuộc sự quản lý của 3 bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt, bao gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Huế.

3 trung tâm hồi sức tích cực này có quy mô 1.500 giường, bao gồm Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), quy mô 500 giường; Trung tâm hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế đặt tại quận Tân Phú, quy mô 500 giường; Trung tâm hồi sức Bệnh viện Việt Đức đặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh), quy mô 500 giường.

Được biết, ngày 30/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành các Quyết định số 3628 QĐ/BYT và số 3640 QĐ/BYT giao Bệnh viện Bạch Mai thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực tại bệnh viện dã chiến số 16, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực tại bệnh viện dã chiến số 13.

Ngay khi có quyết định của Bộ Y tế, 2 bệnh viện dã chiến số 13 và số 16 do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư xây dựng (khởi công ngày 8/7/2021 và hoàn thành tổng quy mô 7.500 giường trong 30 ngày) từ chức năng dã chiến thu dung đã cấp tốc nâng cấp 1.000 giường thành Trung tâm hồi sức tích cực tuyến cuối trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai. Khi đi vào hoạt động, hai trung tâm hồi sức tích cực (quy mô 1.000 giường) và 2 bệnh viện dã chiến (quy mô 6.500 giường) sẽ hoạt động song song.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nói: “Các đơn vị hệ thống chính trị của TP.HCM đã tập trung hết sức nhanh chóng các nguồn lực. Bên cạnh đó sự ủng hộ, hỗ trợ của các doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng lựa chọn vị trí, địa điểm cần thiết để có thể xây dựng các trung tâm hồi sức. Công tác thi công, thiết kế đã được sự vào cuộc hết sức nhanh chóng và cần thiết của các doanh nghiệp, các nhà thi công đã giúp cho ngành Y tế chúng tôi có thêm vũ khí hết sức quan trọng, đó là những hệ thống hiện đại, tiên tiến để chúng ta phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch của Covid-19.”

Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế và bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – chủ đầu tư

Ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế và bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – chủ đầu tư

Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM và Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại TP.HCM là tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh Covid-19, có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh Covid-19 trong khu vực được phân công.

Hai trong số ba trung tâm hồi sức tích cực đã được triển khai và bàn giao trong thời gian 7 ngày. Theo Bộ Y tế, vấn đề chính cần quan tâm nhất của TP.HCM tại thời điểm này là phải cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỷ lệ tử vong.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM và bà Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - chủ đầu tư tại Bệnh viện dã chiến số 16 và Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM và bà Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - chủ đầu tư tại Bệnh viện dã chiến số 16 và Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM

Để vận hành 2 trung tâm này, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực đã có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương… vào làm việc tại 2 trung tâm hồi sức tích cực này. Đồng thời, hơn 10 tấn trang thiết bị máy móc, vật tư y tế hiện đại phục vụ cho việc điều trị hồi sức tích cực người bệnh Covid - 19 cũng đã được vận chuyển khẩn cấp đến để lắp đặt tại 2 trung tâm.

“Với sự quyết tâm cao, các Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 đã được hình thành như một phép màu. Với kết quả này, chúng tôi trân trọng cám ơn Bộ Y tế, Thành Uỷ, UBND, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo sâu sát hỗ trợ, giải quyết các khó khăn vướng mắc khi triển khai dự án. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp từ các bệnh viện Trung ương, bệnh viện TP.HCM và các tỉnh thành cũng như các nhà tài trợ tham gia hỗ trợ triển khai các trung tâm này”, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, tại TP.HCM chia sẻ.

Tin bài liên quan