Cải cách hành chính cũng là gói hỗ trợ cho doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bàn về các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm, trong phiên thảo luận ngày hôm nay 25/7/2020, nhiều đại biểu cho rằng, sửa đổi những quy định rườm rà, cản trở doanh nghiệp cũng chính là gói hỗ trợ lớn để phát triển kinh tế bền vững.
Cải cách hành chính cũng là gói hỗ trợ cho doanh nghiệp

Theo đại biểu Tô Văn Tám, đoàn đại biểu Kon Tum, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm thành tựu tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách nhà nước tăng 16,3% so với cuối năm 2020.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn được tổ chức điểm sáng của kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm là việc thực hiện mục tiêu kép đạt được nhiều duy trì phù hợp với điều kiện chống dịch, không đứt gãy nguồn cung ứng, tổ chức tốt việc lưu thông hàng hóa, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là người dân các địa phương có dịch đang thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID vẫn diễn biến hết sức phức tạp, bên cạnh các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, cần đẩy mạnh hơn việc cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

6 tháng đầu năm, Chính phủ đã thực hiện việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đã ban hành 60 nghị định, các bộ đã ban hành nhiều thông tư và trong 5 năm qua Quốc hội đã ban hành 73 luật, 2 pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành khoảng 737 nghị định, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thế kể cũng đã công phu.

Cùng với việc đơn giản hóa 1.000 thủ tục hành chính gồm 3.900 điều kiện kinh doanh, 6.700 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc xây dựng, cải cách thể chế hành chính vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhiều nhưng vẫn còn những nội dung chồng chéo, trùng lắp, chưa thật ổn định.

“Thủ tục hành chính vẫn còn yếu tố gây phiền hà, nhũng nhiễu, diện mạo, quy mô của hệ thống thể chế trong thời kỳ chuyển đổi và hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có lúc chưa thật đồng bộ”, đại biểu Tám nhấn mạnh.

Trên thực tế, nhiều đại biểu cho rằng, quan điểm công tác làm luật phải hướng vào cải cách thể chế và quan điểm Chính phủ cần tập trung vào cải cách thể chế, cho thấy sự coi trọng và thúc đẩy mục tiêu hoàn thiện thể chế và Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình này. Đây cũng là yếu tố quyết định cho sự hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Theo đại điểu Vũ Tiến Lộc, đoàn TP. Hà Nội, doanh nghiệp đang chết dần, chết mòn, nhất là khu vực doanh nghiệp dịch vụ (trừ ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm). Thậm chí, họ không có khả năng vực dậy sau đại dịch nếu không có biện pháp bứt phá hỗ trợ.

Ông Lộc cho biết, không chỉ các dự án đầu tư công, không chỉ các dự án FDI mà các dự án của tư nhân hiện nay đang gặp trở ngại về thủ tục. Do đó, chúng ta cũng phải hỗ trợ cho họ để đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục, đưa nhanh các dự án vào sản xuất, kinh doanhtrong các biện pháp cải cách thể chế,

“Chúng tôi cũng rất hoan nghênh Chính phủ đã tập trung rà xét những bất hợp lý, chồng chéo để kiến nghị với Quốc hội và sửa đổi. Đặc biệt, tôi đánh giá cao việc Chính phủ thành lập các tổ công tác đặc biệt để có thể hỗ trợ cho các dự án thúc đẩy triển khai”, ông Lộc nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, đoàn Gia Lai cho biết, về việc hoàn thiện và tổ chức triển khai pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV chúng ta đã ban hành được 73 luật và rất nhiều những chính sách để đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn, của doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống xã hội.

Chẳng hạn như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quy hoạch, gói hỗ trợ 6.2000 tỷ, gói hỗ trợ cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam, bổ sung vốn điều lệ vào ngân hàng bằng ngân sách nhà nước cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và các ngân hàng thương mại nhà nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai rất chậm, thậm chí có những chính sách chưa được triển khai do không có hướng dẫn cụ thể hoặc chưa sát với thực tiễn, vừa gây lãng phí, vừa không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và làm giảm sút niềm tin và tính nghiêm minh của pháp luật.

Đại biểu Phương cho rằng, trong thời gian tới Chính phủ cần tập trung tiếp tục rà soát, hướng dẫn việc thực hiện văn bản pháp luật các chính sách, đặc biệt là những luật và chính sách mới được ban hành để đảm bảo việc thực hiện được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, kịp thời, đồng thời cũng khẩn trương soạn thảo, ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành những văn bản còn nợ đọng, văn bản cần sửa đổi, ban hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh đang và tiếp tục diễn biến phức tạp, như nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã được Quốc hội kịp thời bổ sung vào chương trình.

Bổ sung thêm những kiến nghị cho doanh nghiệp, đại biểuNguyễn Thị Quyên Thanh, đoàn Vĩnh Long cho biết, đề nghị Chính phủ cần bổ sung thêm các giải pháp mới, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trụ vững vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Sớm đề xuất, nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là quan tâm cụ thể đến những vấn đề thiết thực đối với hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, như các khoản thuế, chậm nộp hợp lý các khoản theo trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp, chi phí các thủ tục hành chính quy định, quy trình thực hiện hỗ trợ theo hướng đơn giản, dễ thực hiện.

Ngoài ra, cần có cách thức hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp ở từng ngành, từng lĩnh vực và trong từng giai đoạn. Thực hiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao, chi phí đào tạo lao động trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện những thiệt hại và dự báo nguy cơ dịch bệnh sẽ kéo dài trong thời gian tới nên cần có những chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn hơn.

Tin bài liên quan