Việc tiếp cận rộng hơn với các tổ chức tài chính sẽ khiến các khách hàng mới của ngân hàng dễ bị tổn thương bởi các rủi ro liên quan đến các tổ chức tài chính.

Việc tiếp cận rộng hơn với các tổ chức tài chính sẽ khiến các khách hàng mới của ngân hàng dễ bị tổn thương bởi các rủi ro liên quan đến các tổ chức tài chính.

Cân bằng cơ hội và rủi ro chuyển đổi tài chính số

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tài chính số là nền tảng phát triển tài chính toàn diện và đại dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy quá trình số hóa cùng các rủi ro liên quan, mà còn tạo động lực hình thành các hệ thống tài chính tốt hơn, linh hoạt hơn, giúp ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai cũng như hỗ trợ phát triển bền vững.

Hệ thống thanh toán Libra của Facebook phản ánh mối liên hệ giữa công nghệ tài chính, quy định pháp lý, sự phát triển bền vững và các dạng rủi ro mới liên quan tới công nghệ. Hiện tại, công nghệ cho phép thiết lập các hệ thống hoàn toàn mới có thể nâng cao đáng kể quy mô, phạm vi và tác động tích cực của tài chính, qua đó một hệ thống thanh toán và tiền tệ toàn cầu mới có khả năng hợp nhất các hệ thống mới chưa hiện hữu vào hệ thống tài chính, giúp hạn chế quyền lực của các chính phủ và mở rộng các nguồn lực sẵn có nhằm thúc đẩy chuyển đổi kinh tế rộng rãi hơn thông qua các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Để giải quyết các rủi ro trong quá trình chuyển đổi tài chính số, cần có một khuôn khổ phân tích phù hợp nghiên cứu các vấn đề: Thứ nhất, nguồn gốc mới của rủi ro truyền thống; thứ hai, các dạng rủi ro mới; thứ ba, các thị trường và hệ thống hoàn toàn mới (chẳng hạn như công nghệ điều tiết).

Việc xem xét kỹ lưỡng một số lĩnh vực chủ chốt trong quá trình chuyển đổi tài chính số, bao gồm an ninh mạng, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư, sự ra đời của các tổ chức hệ thống tài chính mới, sự xuất hiện của các hạ tầng và nhân tố phụ thuộc thị trường tài chính sẽ rất hữu ích khi áp dụng khuôn khổ này.

Những rủi ro trên có liên quan đặc biệt trong bối cảnh phát triển bền vững và tài chính bao trùm. Về lĩnh vực cơ sở hạ tầng công và phòng chống tội phạm, quá trình số hóa có thể làm trầm trọng thêm rủi ro an ninh mạng ở các khu vực đã và đang phát triển.

Việc số hóa các dịch vụ chính phủ và cơ sở hạ tầng công có thể khiến các khu vực đang phát triển dễ bị ảnh hưởng bởi các hình thức tội phạm mạng hoặc khủng bố mạng mới.

Chẳng hạn, việc số hóa các dịch vụ chính phủ và cơ sở hạ tầng công có thể khiến các khu vực đang phát triển dễ bị ảnh hưởng bởi các hình thức tội phạm mạng hoặc khủng bố mạng mới.

Tương tự, việc tiếp cận các dịch vụ tài chính số có thể khiến cộng đồng ở các khu vực đang phát triển dễ bị ảnh hưởng bởi tội phạm hơn như các hình thức gian lận và trộm cắp thông qua mạng. Do những cộng đồng này có thể thiếu kiến thức liên quan đến an ninh mạng, việc số hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định kinh tế của khu vực nếu như không có giáo dục trực tuyến và có biện pháp phòng chống tội phạm công nghệ phù hợp.

Cuối cùng, thông qua việc tiếp cận rộng rãi hơn với các dịch vụ tài chính số, các cộng đồng đang phát triển sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những bất ổn của hệ thống tài chính quốc tế. Nói cách khác, việc tiếp cận rộng hơn với các tổ chức tài chính sẽ khiến các khách hàng mới của ngân hàng dễ bị tổn thương bởi các rủi ro liên quan đến các tổ chức tài chính. Song, những rủi ro nêu trên không thể làm lu mờ các lợi ích của việc chuyển đổi tài chính số nếu chúng được giải quyết bằng các ứng xử pháp lý phù hợp.

Trong khi các nhà quản lý cấp quốc gia, khu vực và quốc tế đang tìm mọi cách để giải quyết những vấn đề này, đây vẫn là những thách thức đáng kể xuất phát từ sự tham gia của nhiều bên, cũng như có nhiều mục tiêu đã được đề cập như đã nêu ở phần trên. Mặc dù việc tất cả các tổ chức tài chính cũng như các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đầu tư nguồn lực đáng kể cho an ninh mạng là phù hợp và cần thiết, sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước và các tổ chức có sự hỗ trợ của nhà nước đang gây khó khăn khi đặt toàn bộ gánh nặng lên khu vực tài chính.

Ngoài an ninh mạng, vai trò ngày càng lớn của dữ liệu trong lĩnh vực tài chính cũng nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu. Các hệ thống pháp lý trên khắp thế giới đang áp dụng nhiều chính sách liên quan đến các quy tắc bảo vệ dữ liệu, đem đến các kết quả khác nhau tại các nền kinh tế khác nhau. Mỹ, Trung Quốc hay Liên minh Châu Âu (EU) là những nền kinh tế điển hình về việc sử dụng và sở hữu dữ liệu xuất phát từ đa dạng cách tiếp cận xã hội và pháp lý.

Điều đó dẫn đến sự khác biệt giữa các cấu trúc thị trường và doanh nghiệp, cùng với các yêu cầu pháp lý liên quan đến bảo vệ và kiểm soát dữ liệu. Trong tương lai, cách thức xã hội giải quyết các vấn đề về vai trò của dữ liệu, với các khuôn khổ pháp lý và quản trị liên quan, có thể sẽ là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế kỷ 21.

Mặc dù những rủi ro về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư tách biệt với rủi ro về an ninh mạng, nhưng theo một cách thức nào đó những rủi ro này có thể dễ xử lý hơn trong bối cảnh các quy tắc bản địa hóa dữ liệu có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.

Vậy các cơ quan quản lý phải làm thế nào để ứng phó với thực tế mới này? Trọng tâm của cách tiếp cận này chính là quy định và giám sát được chia theo tỷ lệ cân xứng dựa trên mức độ rủi ro: Ưu tiên vào rủi ro công nghệ, cả bên trong và bên ngoài; củng cố chuyên môn nội bộ; tăng cường các yêu cầu báo cáo về các rủi ro công nghệ; sử dụng các công nghệ mới như là một phần của công nghệ điều tiết tổng thể. Ngoài ra, cần có chiến lược hệ sinh thái hỗ trợ, tích hợp với các hạ tầng thị trường tài chính, chẳng hạn như các hệ thống báo cáo điều tiết số.

Nếu các rủi ro số hóa được giảm thiểu một cách hiệu quả, tài chính số sẽ tạo ra vô số cơ hội giúp nâng cao khả năng phục hồi và ứng phó vững vàng trong tương lai đối với các cuộc khủng hoảng, giúp sớm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Tin bài liên quan