Cẩn trọng với ma trận phí, lãi vay thẻ tín dụng

0:00 / 0:00
0:00
Trong khi ngân hàng quá dễ dãi đối với việc mở thẻ tín dụng cho khách hàng thì chủ thẻ lại không quá bận tâm đến các loại phí và lãi vay thẻ tín dụng cao.
Cẩn trọng với ma trận phí, lãi vay thẻ tín dụng

Cẩn trọng với ma trận phí, lãi vay thẻ tín dụng

Ngã ngửa với ma trận phí

Nhiều khách hàng đã giật mình sau khi liên hệ ngân hàng và được biết, còn nợ thẻ tín dụng lên đến hàng triệu đồng, cho dù không sử dụng suốt thời gian dài. Anh Nguyễn Hiếu (Bình Thạnh. TP.HCM) cho biết, sau khi đọc thông tin về vụ khách hàng vay nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng phải trả gần 9 tỷ đồng mới tá hỏa kiểm tra lại 5 thẻ đang nằm trong ví, trong đó có 2 thẻ tín dụng và 3 thẻ ghi nợ.

Kết quả được các ngân hàng thông tin với số tiền tổng cộng anh đang nợ lên đến 4 triệu đồng. Trong đó, có 2 thẻ ghi nợ anh không sử dụng, nhưng vẫn thu phí quản lý tài khoản và phí thường niên lên hơn 1 triệu đồng. Tương tự 2 thẻ tín dụng cũng phải chịu phí thường niên xấp xỉ 1 triệu đồng/năm mà theo anh Hiếu khi được nhân viên ngân hàng tư vấn mở thẻ hơn 3 năm trước đây không hề được nhắc đến khoản phí này, chỉ cho biết, mở thẻ được miễn phí thường niên trong hai năm đầu.

Đối với thẻ tín dụng, một trong những khoản phí khiến nhiều người không nghĩ tới là phí thường niên. Trong khi đó, rất nhiều ngân hàng không cung cấp trực tiếp cho khách hàng thông tin lãi suất thẻ tín dụng luôn ở mức cao cách thức tính lãi suất, thu phí thường niên 1 - 3 triệu/đồng năm và thu thêm các loại phí dịch vụ khác. Điều này khiến nhiều chủ thẻ khi không có nhu cầu sử dụng cũng không yêu cầu hủy, đóng thẻ và bị thu phí thường niên.

Thực tế cũng cho thấy, đối với thẻ tín dụng, một trong những khoản phí khiến nhiều người không nghĩ tới là phí thường niên. Trong khi đó, rất nhiều ngân hàng không cung cấp trực tiếp cho khách hàng thông tin về khoản phí này. Đáng chú ý hơn là lãi suất thẻ tín dụng luôn được áp dụng mức cao trên 25%/năm, cách thức tính lãi suất, nhưng rất ít ngân hàng thông tin cho khách hàng khi mở thẻ.

Thế nhưng, khi trong tài khoản thẻ âm 0 đồng, ngân hàng vẫn tính phí và ghi nợ cho khách hàng, do đó nhiều ngân hàng bỏ quên thẻ trong ví nhiều năm mà không hề hay biết mình đang có khoản nợ thẻ tín dụng cho đến khi có nhu cầu vay vốn mới tóa hỏa. Vì thông tin về khoản nợ xấu đó đã được lưu trên trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) của Ngân hàng Nhà nước và có lịch sử nợ xấu.

Cẩn trọng khi rút tiền mặt qua thẻ tín dụng

Ngoài được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn khi thanh toán chi tiêu mua sắm, thẻ tín dụng còn là vị cứu tinh tuyệt vời khi cần gấp tiền mặt. Chỉ cần ra cây ATM là bạn đã có thể rút tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần giấy tờ, thủ tục rườm rà.

Tuy nhiên, tính năng này không được ngân hàng và các chuyên gia tài chính khuyến khích sử dụng. Mức phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khá cao, rơi vào 2% - 4% trên tổng số tiền bạn rút. Do đó, khách hàng sẽ phải trả một khoản khá lớn nếu quyết định rút một số tiền lớn từ thẻ. Bên cạnh đó là lãi suất rút tiền từ thẻ tín dụng cũng khá cao.

Nếu thanh toán mua sắm thông thường, khách hàng sẽ được miễn lãi suất từ 45 - 55 ngày thì với rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bị ngân hàng tính lãi suất ngay tại thời điểm giao dịch rút tiền thành công. Bà Nguyễn Ánh - một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng cho biết, trong một lần có nhu cầu tiền mặt và lỡ rút ra 10 triệu đồng đã giật mình vì khoản phí và lãi suất phải trả cho ngân hàng ngất ngưỡng.

Bên cạnh đó, khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng bạn cũng không thể rút toàn bộ hạn mức khả dụng dù bạn có đang sở hữu thẻ có hạn mức cao. Số tiền tối đa bạn có thể rút từ thẻ dao động từ 30% - 70% hạn mức được cấp, trừ những sản phẩm tín dụng tiêu biểu như thẻ VIB Financial Free được rút 100% hạn mức tín dụng với mức phí và lãi suất ưu đãi. Vì thế, bạn có thể tham khảo dòng thẻ này khi nhu cầu cần gấp tiền mặt phát sinh liên tục.

Do mức phí và lãi suất khá cao nên dù chỉ là một khoản rút nhỏ nhưng dư nợ tín dụng của bạn sẽ nhanh chóng tăng cao. Nếu không thanh toán số tiền đã rút cho ngân hàng, dư nợ tín dụng sẽ tăng nhanh và có thể vượt quá khả năng chi trả của bạn. Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng mang nhiều bất lợi hơn lợi ích. Vì thế, bạn nên hạn chế việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng và thay thế bằng các giải pháp tài chính khác.

Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi khách hàng mà có quyết định phù hợp. Tuy nhiên, hình thức này không được các ngân hàng khuyến khích. Các chuyên gia tài chính cũng khuyến cáo chủ thẻ nên hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Khách hàng được khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng trong những trường hợp như thanh toán bằng thẻ tín dụng, trả góp mua hàng bằng thẻ tín dụng...Điều này sẽ giúp chủ thẻ tránh khỏi những khoản dư nợ quá cao do rút tiền mặt từ thẻ tín dụng dẫn đến nợ xấu.

Lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng rất cao

Đồng thời, mức phí và lãi suất trả chậm đối với khoản tiền rút ra là rất cao. Vì chức năng chính của việc làm thẻ tín dụng không phải là rút tiền mặt cho nên các ngân hàng sẽ thu phí này rất cao. Điển hình, phí rút tiền từ thẻ tín dụng Timo Visa là 2%/giao dịch (chưa bao gồm thuế GTGT). Nếu bạn thực hiện giao dịch, ngân hàng sẽ thu tối thiểu từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng cho mỗi giao dịch rút tiền. Ngay tại thời điểm bạn rút tiền thẻ tín dụng thì số tiền đó sẽ bị ngân hàng tính lãi suất. Mức lãi suất này cũng tùy thuộc vào ngân hàng ban hành lúc bạn mở thẻ. Mức lãi suất giao động từ 18%/năm trở lên.

Sau khi rút tiền, trong vòng 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đầu tiên, bạn sẽ không phải chịu lãi suất và phí. Nếu sau 45 ngày mà bạn vẫn chưa thanh toán đủ số dư nợ thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất thẻ tín dụng. Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng của đa số ngân hàng hiện nay rơi vào khoảng 1% – 4%/tháng.

Ví dụ: khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức 10.000.000 VNĐ, nếu có việc đột xuất cần rút tiền từ thẻ tín dụng 100% hạn mức. Theo đó, khách hàng sẽ mất phí rút là 4%, lãi suất khoảng 2%. Như vậy, tổng lãi suất và phí rút tiền mặt là 600.000 VNĐ. Tổng tiền bạn phải trả ngân hàng: 10.600.000 VNĐ.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần phải lưu ý rằng, nếu bị phạt lãi suất trả chậm thẻ tín dụng ở tháng trước, thì tháng sau chủ thẻ sẽ không được hưởng 45 ngày miễn lãi. Mọi giao dịch trong tháng tiếp theo cũng bị tính lãi suất như quy định. Như vậy, chủ thẻ cần phải cân nhắc có thực sự nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hay không.

Vì không chỉ chịu phí là lãi suất cao mà còn ảnh hưởng đến điểm tín dụng của khách hàng. Các ngân hàng thường kiểm soát rất kỹ mọi giao dịch từ thẻ tín dụng. Nếu chủ thẻ rút tiền thẻ tín dụng thì tự động ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng có điểm tín dụng xấu. Điều này hoàn toàn không có lợi cho bạn khi thực hiện các giao dịch liên quan đến ngân hàng như: gia tăng hạn mức tín dụng, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng…

Mặc dù có thể bạn chỉ rút một khoản nhỏ nhưng cộng dồn cả phí rút tiền mặt và lãi suất áp dụng cho khoản rút tiền đó thì dư nợ tín dụng của bạn sẽ tăng cao. Nếu không thanh toán kịp thời số tiền đã rút lại cho ngân hàng, dư nợ đó sẽ tăng nhanh và có thể vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Điều này cũng ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Vậy nên, trước khi quẹt thẻ tín dụng rút tiền mặt, chủ thẻ nên suy nghĩ cẩn thận.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM chia sẻ, bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng, thì hoạt động thông tin truyền thông có vai trò quan trọng và cần phải được quan tâm trong quá trình mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là trong điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày nay.

Việc những kiến thức và quy định cơ bản về thẻ ngân hàng được tư vấn, hướng dẫn khách hàng cụ thể, thường xuyên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ mà còn góp phần quan trọng hạn chế phát sinh tồn tại liên quan đối với thẻ tín dụng.

Cụ thể, thẻ ngân hàng, nếu phân loại theo chức năng và bản chất dòng tiền trên tài khoản, sẽ có thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Theo cách phân loại này, quyền và trách nhiệm của người sở hữu thẻ khác nhau. Trong đó, nếu thẻ ghi nợ là tiền trên tài khoản thẻ (thẻ ATM, thẻ trả trước) là tiền gửi của khách hàng, thì thẻ tín dụng là tiền vay, khách hàng vay của ngân hàng để sử dụng. Vì vậy, các quy định trong việc sử dụng thẻ, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của khách hàng là khác nhau.

Tin bài liên quan