Căng thẳng Nga-Ukraine ảnh hưởng như thế nào tới giá hàng hoá

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng, làm đẩy giá nguyên liệu thô cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu tăng cao và gây áp lực chồng chất lên các chính phủ vốn đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng.
Căng thẳng Nga-Ukraine ảnh hưởng như thế nào tới giá hàng hoá

Mỹ đã cảnh báo rằng Nga có thể tấn công Ukraine sớm nhất là trong tuần này, mặc dù Moscow đã nhiều lần bác bỏ kế hoạch đưa quân vào Ukraine. Thị trường đã biến động mạnh trong nhiều tuần qua và một cuộc xung đột thực tế hoặc các lệnh trừng phạt đối với Nga đều có thể khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng cao hơn nữa, đồng thời đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn.

Giá dầu thô đang tiến gần tới 100 USD/thùng và giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh vào thứ Hai (14/2). Giá nhôm đang hướng tới mức cao kỷ lục và giá palađi đã tăng mạnh trong năm nay, trong khi lúa mì cũng tiếp tục tăng.

Các nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết, cuộc khủng hoảng “có thể tạo ra hiệu ứng cánh bướm, khiến giá hàng hóa tăng cao hơn khi nguồn cung gặp vấn đề. Các lệnh trừng phạt có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và năng lượng, khiến giá cả hai mặt hàng đều tăng cao”.

Các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đang xem xét kỹ lưỡng mọi động thái và nhận xét trong trường hợp bế tắc và đưa ra những tác động tiềm ẩn đối với các nguyên liệu thô chính.

Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng hoá của Nga trên toàn cầu

Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng hoá của Nga trên toàn cầu

Tác động vào giá khí đốt

Một trong những tác động mạnh nhất giữa căng thẳng Nga và Ukraine cho đến nay là thị trường khí đốt của châu Âu. Căng thẳng địa chính trị đã tăng lên do nguồn cung hạn chế từ Nga và các kho dự trữ dưới mức trung bình, làm giá khí đốt trong khu vực tăng gần gấp 5 lần trong năm qua.

Một cuộc xung đột toàn diện có thể làm gián đoạn khối lượng lớn khí đốt mà Nga gửi đến châu Âu, khoảng 1/3 trong số đó đến thông qua Ukraine. Các biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng đến thương mại và khiến đường ống dẫn khí mới Nord Stream 2 không đưa khí đốt của Nga đến châu Âu. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến việc lấp đầy hàng tồn kho vào mùa Hè, khiến mùa Đông cũng khó khăn hơn. Giá có thể tăng cao hơn nữa và khiến nền kinh tế châu Âu quay cuồng, trong khi Nga cũng sẽ mất một lượng lớn doanh thu.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nguồn cung cấp khí đốt khó có khả năng bị ngừng hoặc thậm chí bị cắt giảm đáng kể.

Tác động tới thực phẩm và phân bón

Một thiệt hại lớn có thể là giá thực phẩm thậm chí còn cao hơn. Ukraine và Nga cùng là những đối tác thương mại nặng ký trong thương mại lúa mì, ngô và dầu hướng dương trên toàn cầu, khiến người mua từ châu Á đến châu Phi và Trung Đông dễ bị tổn thương, bởi bánh mì và thịt đắt hơn nếu nguồn cung bị gián đoạn. Điều đó sẽ làm tăng thêm chi phí thực phẩm và hàng hóa vốn đã đang ở mức cao nhất trong một thập kỷ.

Khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, giá lúa mì đã tăng vọt. Thị phần xuất khẩu thế giới của Nga và Ukraine đã tăng lên kể từ đó, với các quốc gia như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào nền tảng Biển Đen.

Cho đến nay, hàng hóa vẫn lưu thông tự do và không có dấu hiệu gián đoạn đáng kể. Nhưng nếu căng thẳng tiếp tục xảy ra, các thị trường toàn cầu đã phải vật lộn với kho dự trữ ngũ cốc ngày càng thu hẹp và điều này có thể sẽ tiếp tục diễn ra.

Nga cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về cả ba nhóm phân bón chính. Bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung nào từ Nga cũng có thể dẫn đến việc tăng giá phân bón vốn đã cao, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và gây ra lạm phát lương thực hơn nữa.

Tác động tới giá kim loại

Giới phân tích cũng đang cân nhắc nguy cơ gián đoạn xuất khẩu kim loại của Nga bao gồm nhôm, niken, palađi và thép ngay cả khi các nhà phân tích nhấn mạnh rằng việc nhắm trực tiếp vào các nhà sản xuất Nga bằng các lệnh trừng phạt sẽ là mục tiêu chính của phương Tây.

Trước đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với United Co. Rusal đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường nhôm vào năm 2018 và các nhà hoạch định chính sách có thể không muốn rủi ro lặp lại.

Nhưng nếu Nga cắt đứt hệ thống thanh toán quốc tế Swift như một phần của bất kỳ lệnh trừng phạt nào, thì điều này sẽ làm chậm dòng tiền và ảnh hưởng đến xuất khẩu. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dòng khí đốt cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đối với các nhà sản xuất kim loại ở châu Âu vì họ cũng đang cắt giảm sản lượng do giá năng lượng cao.

Ngay cả những gián đoạn trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra tác động lớn vào thời điểm khi các nhà sản xuất đang phải đối mặt với tình trạng thiếu kim loại nghiêm trọng từ nhôm đến kẽm. Sự sụt giảm có thể đặc biệt nghiêm trọng trên thị trường palađi vì Nga chiếm khoảng 40% nguồn cung toàn cầu.

Trong khi đó, mặc dù Nga ít chiếm ưu thế hơn về kim loại cơ bản, nhưng vẫn là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới. JPMorgan ước tính rằng nước này chiếm khoảng 4%-6% sản lượng đồng, nhôm và niken tinh chế toàn cầu.

Tác động tới giá dầu

Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dòng chảy dầu từ Nga đều có thể dễ dàng khiến giá dầu tăng cao. Các nhà phân tích của JPMorgan thậm chí đã kiểm tra khả năng tăng đột biến lên 150 USD/thùng.

Các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những biện pháp đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga có thể khiến giá dầu tăng nhanh hơn nhiều.

Với mức giá dầu 100 USD/thùng, có thể tác động làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Đó là lý do khiến nhiều người không mong đợi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đến mức khiến dòng chảy dầu bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó, Ả Rập Xê Út và một số nước khác ở Trung Đông có khả năng lấp đầy khoảng trống về nguồn cung.

Tuy nhiên, khoảng một nửa lượng dầu xuất khẩu và sản phẩm ngưng tụ của Nga được chuyển sang châu Âu. Sự gián đoạn này có thể tàn phá và buộc các tuyến đường thương mại phải thay đổi.

Tin bài liên quan