"Cánh cổng địa ngục" ở Siberia đang ngày càng mở rộng và hút sạch mọi thứ xung quanh vào trong đó

"Cánh cổng địa ngục" ở Siberia đang ngày càng mở rộng và hút sạch mọi thứ xung quanh vào trong đó

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Liệu đây có phải nơi khởi nguồn của các sinh vật huyền bí thường được nhìn thấy trong bộ phim giả tưởng???

Tại vùng đất Siberia (Nga) có một địa điểm huyền bí, nằm cách thành phố Yakutsk khoảng 660 km về phía Đông Bắc, gần với lưu vực con sông Yana, được mệnh danh là "Cánh cổng địa ngục".

Người dân ở đây tin rằng, địa điểm này chính là điểm khởi nguồn của con đường dẫn đến thế giới bí ẩn nằm dưới sâu lòng đất giống như địa ngục được lưu truyền.

Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1980, miệng núi lửa Batagaika (tên gọi của địa điểm huyền bí) có chiều dài khoảng 1 km và sâu 86 m. Tuy nhiên, qua năm tháng, miệng núi lửa này đang ngày càng phát triển và mở rộng không ngừng.

Vị trí địa lý của miệng núi lửa Batagaika.

Vị trí địa lý của miệng núi lửa Batagaika.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, miệng núi lửa Batagaika khổng lồ được hình thành từ sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu phía dưới lòng đất, có tuổi đời khoảng 2,58 triệu năm trước, thời điểm Kỷ băng hà. Khi mà khu vực rừng rậm, cây cối xung quanh bị tàn phá vào năm 1960 đã khiến miệng núi bị lộ ra ngoài. Ánh nắng mặt trời thiêu đốt đã khiến vùng đất này bị hâm nóng, dẫn đến lớp băng trong đất bắt đầu tan chảy, từ đó khiến cho mặt đất bắt đầu xảy ra hiện tượng lún và sụt.

Tính toán của các nhà khoa học chỉ ra, miệng núi lửa đang có tốc độ phát triển tương đối nhanh với tốc độ mở rộng khoảng 20 - 30 m mỗi năm. Đây là vấn đề cực kỳ đáng báo động, bởi dường như đà mở rộng của núi lửa đã tăng tốc nhanh hơn so với thời kỳ mới được phát hiện.

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy miệng núi lửa Batagaika giống như miệng hố đen khổng lồ đang liên tục lan ra ngoài và dường như đang kéo mọi thứ xung quanh vào trong đó.

Bên dưới bề mặt, các loại khí và khoáng chất bị mắc kẹt dưới lớp băng trong hàng ngàn năm đột nhiên được phơi bày trở lại. Khí hậu ấm lên đang đẩy nhanh quá trình này. Kết quả nghiên cứu niên đại của tầng đáy cho thấy miệng hố Batagaika khoảng 650.000 năm, lâu đời nhất ở lục địa Á - Âu và xếp thứ hai trên thế giới.

Hình ảnh miệng núi lửa ngày càng "bành trướng" nhìn từ vệ tinh.

Hình ảnh miệng núi lửa ngày càng "bành trướng" nhìn từ vệ tinh.

Nhóm cư dân bản địa (người Yakutia), sinh sống xung quanh miệng núi lửa kể lại, thời gian gần đây thường xuyên nghe thấy những tiếng nổ lớn "đáng lo ngại" phát ra trong khu vực.

Nghiên cứu miệng núi lửa Batagaika sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về thế giới cổ sinh chìm sâu dưới lớp băng hàng trăm nghìn năm trước cũng như mối liên hệ giữa con người, động vật, thực vật và môi trường để tìm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tin bài liên quan