CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên: Cần ban hành chính sách đặc biệt nhằm kích cầu du lịch

0:00 / 0:00
0:00
Khi các nước trong khu vực đang chạy đua để kích cầu du lịch, Việt Nam cần xem xét, ban hành các chính sách đặc biệt. Đầu tiên là chính sách thương mại trong khu Phi thuế quan.
Cuối năm 2021, Dự án đầu tư Khu phi thuế quan Phú Quốc do Tập đoàn IPP đầu tư với gần 7.000 tỷ đồng đã được Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang) cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Cuối năm 2021, Dự án đầu tư Khu phi thuế quan Phú Quốc do Tập đoàn IPP đầu tư với gần 7.000 tỷ đồng đã được Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang) cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tại Diễn đàn Kinh tế Xã hội Việt Nam năm 2023 mới đây, bà Lê Hồng Thuỷ Tiên, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), đã chia sẻ góc nhìn về thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp trên thị trường, cũng như quan điểm về thực thi và ban hành các chính sách hiện nay.

Liên quan đến chính sách thương mại trong khu Phi thuế quan, bà Thủy Tiên cho rằng, đa số ban ngành đều “tránh né” vì sợ thất thu thuế.

Nhưng theo Boston consultant Group, trên thế giới đang có 5.383 khu thương mại tự do và phi thuế quan, riêng Châu Á có 4.052 khu... Nổi bật là khu Jeju (Hàn Quốc) và Hải Nam (Trung Quốc).

Các chính sách ưu đãi của họ đã chứng minh Chính phủ không thất thu thuế, mà còn được lợi vì tăng trưởng đầu tư, do khách du lịch đến chữa trị y tế, giáo dục, vui chơi, mua sắm.

Khách du lịch nội địa được mua 15.000 USD miễn thuế/người/năm. Kết quả là du lịch tăng trưởng 80%, đầu tư tăng gấp đôi, GDP của Hải Nam tăng 4,2% năm 2022.

IPP đề xuất mô hình factory outlet (trung tâm bán hàng giảm giá) trong khu phi thuế quan, để thu hút du khách trong ngoài nước, nếu mở được ở Việt Nam, thì đây sẽ là mô hình đầu tiên trong khu vực, thu hút và giữ ngoại tệ cho Việt Nam, góp phần cho ngành du lịch Việt Nam có bước nhảy vượt bậc.

Tiếp theo là cửa hàng miễn thuế dưới phố. Các khu miễn thuế tại khu Trung tâm thành phố sẽ giúp thành phố phát triển thương mại giá trị cao và quảng bá sản phẩm của địa phương đến thị trường quốc tế, tăng thu du lịch và thu hút khách du lịch. Ở Hàn Quốc, ngành này đem lại doanh số 16 tỷ đô la/năm cho thành phố Seoul.

Các công ty du lịch lữ hành Việt Nam được hưởng hoa hồng từ việc bán hàng miễn thuế, sẽ giải quyết bài toán giảm giá tour/vé máy bay, giá khách sạn có thể cạnh tranh với các tour du lịch trong khu vực.

IPPG với lợi thế phân phối hơn 138 thương hiệu, nếu được tạo điều kiện về mặt bằng trung tâm, và có chính sách Duo Price (bán 2 giá cho - miễn thuế và nội địa ), Tập đoàn sẽ đầu tư hàng loạt các cửa hàng miễn thuế như cửa hàng 3.000m2 tại Đà Nẵng đang góp phần làm tăng khách du lịch đến TP. Đà Nẵng.

Cuối cùng là cơ chế chính sách cho trung tâm tài chính. Từ 2016, Tập đoàn IPP đã thuê công ty Sheerman (Anh) lập Đề án thành lập Trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng. Tại Nghị Quyết số 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM tầm nhìn đến 2045, cũng nêu rõ, TP.HCM sẽ là một trung tâm kinh tế tài chính của khu vực châu Á.

Đến nay, TP.HCM đã rất năng động triển khai và đệ trình Đề án lên các bộ ngành. Có nhiều lợi ích khi có trung tâm tài chính như doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý; Nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như được đào tạo chuyển giao nguồn nhân lực tài chính chất lượng cao...

Trung tâm tài chính còn thúc đẩy phát triển các ngành liên quan như bất động sản, vui chơi giải trí, tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế toàn diện cho thành phố.

“Chúng tôi mong Quốc hội và Chính phủ quan tâm, sớm ban hành chính sách để TP.HCM triển khai trung tâm tài chính vừa khơi thông dòng vốn, tăng cường nội lực cho doanh nghiệp, vừa đánh dấu bước phát triển của Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới”, bà Lê Hồng Thủy Tiên kiến nghị.

Theo bà, các nhà đầu tư chiến lược uy tín thế giới đủ tiêu chuẩn, là đối tác của Tập đoàn IPPG đã chờ đợi từ 2016 đến nay, nên nếu chậm thì Việt Nam sẽ mất cơ hội tuyệt vời đẩy nhanh quá trình trở thành nước phát triển năm 2045 như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Đại diện Tập đoàn IPPG cũng cho rằng, trước sự dịch chuyển của các định chế tài chính trong khu vực, các nước Đông Nam Á cũng đang quyết liệt chạy đua mời gọi. Do đó, để Việt Nam có thể chớp lấy cơ hội "ngàn năm có một" thì chính sách cần phải có sự đột phá và có nhiều điểm vượt trội hơn so với khung pháp lý hiện hành. Nếu làm đề án có tính an toàn thì Việt Nam sẽ rơi vào vị thế tụt hậu khó cạnh tranh quốc tế. Vì vậy rất cần sự vào cuộc quyết liệt và sự ủng hộ của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các chuyên gia, ban, bộ, ngành, Trung ương.

Tin bài liên quan