Chứng khoán phái sinh tuần qua: Dửng dưng với cơ hội, trừ phiên cuối tuần

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Dửng dưng với cơ hội, trừ phiên cuối tuần

(ĐTCK)  Tuần qua (19/3 - 23/3), chỉ số VN30 có nhiều đợt tăng giảm, nhưng giá phái sinh có diễn biến rất chậm. Trong các đợt tăng điểm, giá mã phái sinh đáo hạn tháng 4 thường xuyên thấp hơn chỉ số và thanh khoản thấp, phiên cuối tuần giảm mạnh thì thanh khoản tăng vọt. Cơ hội hay rủi ro chờ đón trong tuần mới?

“Tuần qua, nếu có nhiều tiền thì tôi đã lãi lớn. Tôi duy trì vị thế mua từ đầu tuần và chuyển sang vị thế bán trong phiên chiều thứ Năm rồi đóng vị thế trong phiên cuối tuần. Chỉ số VN30 diễn biến đúng như nhận định, nhưng tôi đạt mức lãi không nhiều vì giá phái sinh không có diễn biến tương ứng như trước”, một nhà đầu tư chia sẻ.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

19/3

+4,5

+5,4

+5,8

+7,4

+17,33

20/3

+0,9

+1,1

+1,9

+2,4

+3,93

21/3

+7,9

+6,6

+6,7

+4,2

+13,07

22/3

-0,9

+1,1

+1,4

+2,1

-2,68

23/3

-13,0

-13,0

-15,5

-14,7

-15,65

Tổng

-0,6

+1,2

+0,3

+1,4

+16,00

Theo nhà đầu tư trên, anh nhận định chỉ số VN-Index sẽ tái lập ngưỡng đỉnh 1.170 điểm, đồng nghĩa với VN30 cũng tăng điểm, nên mở vị thế mua. Nhận định này được củng cố bởi vị môi giới mà anh thường nhờ tư vấn có nhìn nhận khả quan về thị trường, dù một số công ty chứng khoán thận trọng, liên tục khuyến nghị nhà đầu tư nên tạm thời đứng ngoài thị trường quan sát.

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Dửng dưng với cơ hội, trừ phiên cuối tuần ảnh 1

 Diễn biến VN30 trong 3 tháng qua.

Thực tế, VN-Index đã tăng từ gần 1.113 điểm cuối tuần trước đó (16/3) lên trên 1.170 điểm trong phiên thứ Năm tuần qua (22/3), có thời điểm đạt trên 1.180 điểm. Trong cùng khoảng thời gian, VN30 có diễn biến tăng tương ứng. Tuy nhiên, giá phái sinh có mức tăng thấp do nhiều nhà đầu tư quan ngại rủi ro nên giao dịch rất thận trọng.

Với mã đáo hạn tháng 4, mức giá đặt mua thấp hơn nhiều chỉ số, có thời điểm thấp hơn 8 điểm, trong khi trước đó luôn được giao dịch cao hơn chỉ số. Chính vì vậy, trong 3 phiên đầu tuần, VN30 tăng hơn 34 điểm nhưng giá mã đáo hạn tháng 4 chỉ tăng hơn 13 điểm.

Trong phiên thứ Năm, cả VN-Index và VN30 có thời điểm đạt ngưỡng cao kỷ lục, nhưng đóng cửa cuối phiên giảm nhẹ so với phiên trước đó.

Mức biến động giá trong phiên

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

19/3

10,2

7,5

9,9

9,6

17,62

20/3

10,1

9,9

8,8

7,8

13,23

21/3

8,3

6,1

5,9

7,7

13,85

22/3

9,4

7,4

5,6

8,9

14,93

23/3

8,0

8,8

8,6

41,0

30,48

* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất

“4 phiên đầu tuần, VN30 biến động khá nhanh trong xu hướng tăng điểm, nhưng giá phái sinh có diễn biến như phim quay chậm và giá mã đáo hạn gần nhất thường xuyên thấp hơn chỉ số là diễn biến lần đầu tiên tôi được chứng kiến”, nhà đầu tư bám sàn phái sinh trên nhận xét.

Theo nhà đầu tư này, diễn biến thận trọng trên cộng với chỉ số đạt đỉnh và tác động từ quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khiến anh dự báo thị trường sẽ có diễn biến điều chỉnh. Do đó, anh đóng vị thế mua và mở vị thế bán trong phiên sáng thứ Năm, khi thấy chỉ số có diễn biến giảm sau khi đạt đỉnh.

Phiên cuối tuần, thị trường giảm mạnh ngay khi mở cửa nhưng anh chưa vội hiện thực hóa lợi nhuận, với kỳ vọng chỉ số có thể giảm thêm một vài phiên. Sang phiên chiều, chỉ số có dấu hiệu hồi phục nên anh quyết định mua vào, đóng vị thế bán.

 Giá thanh toán cuối ngày và VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

19/3

1.131,1

1.140,1

1.144,4

1.166,4

1.130,26

20/3

1.132,0

1.141,2

1.146,3

1.168,8

1.134,19

21/3

1.139,9

1.147,8

1.153,0

1.173,0

1.147,26

22/3

1.139,0

1.148,9

1.154,4

1.175,1

1.144,58

23/3

1.126,0

1.135,9

1.138,9

1.160,4

1.128,93

Trong phiên cuối tuần, khi VN30 lao dốc thì giá mã phái sinh đáo hạn tháng 4 (F04) cao hơn, khi VN30 hồi thì F04 thấp hơn, nhưng VN30 giảm trở lại thì F04 lại thấp hơn, cho thấy tâm lý cả bên mua và bên bán dao động, băn khoăn về xu hướng thị trường.

Tuy nhiên, với thanh khoản tăng mạnh so với trước và tương quan cung cầu khá cân bằng, nhiều khả năng thị trường sẽ dao động nhẹ quanh ngưỡng điểm hiện tại.

Chính vì vậy, tôi quyết định đóng vị thế”, nhà đầu tư chia sẻ và cho biết, anh sẽ xem xét thêm thông tin và diễn biến trong phiên đầu tuần tới trước khi mở vị thế mới.

Giá chứng khoán phái sinh so với VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

19/3

+0,84

+9,84

+14,14

+36,14

20/3

-2,19

+7,01

+12,11

+34,61

21/3

-7,36

+0,54

+5,74

+25,74

22/3

-5,58

+4,32

+9,82

+30,52

23/3

-2,93

+6,97

+9,97

+31,47

Nhà đầu tư cho biết thêm, vị môi giới mà anh hay hỏi ý kiến tư vấn cũng đồng quan điểm với anh. Trong tuần mới, thị trường chưa chắc sẽ tăng cao, nhưng khó có thể giảm sâu, cơ hội cho bên mua và bán khá cân bằng.

Bên cạnh một số yếu tố tiêu cực tác động tới thị trường và tâm lý nhà đầu tư thì thị trường đang được hỗ trợ bởi kinh tế quý I khởi sắc, nhiều doanh nghiệp dự báo đạt kết quả kinh doanh khả quan và lên kế hoạch cả năm ở mức cao, giao dịch của khối ngoại tuy có động thái bán ròng nhưng dòng vốn lớn từ nước ngoài đang chực chờ cơ hội rót vốn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán từ mức cận biên lên mới nổi trong bảng xếp hạng của MSCI, sản phẩm chứng quyền sắp ra mắt...

“Hiện đang là thời điểm nhạy cảm, nhằm hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên chờ đợi ít nhất 1 phiên giao dịch để phán đoán xu hướng”, vị môi giới nói.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

Khối lượng hợp đồng mở (OI)

19/3

15.432

1.745,9

8.127

20/3

16.767

1.898,1

8.602

21/3

18.063

2.056,5

9.483

22/3

18.339

2.101,2

9.512

23/3

25.327

2.847,4

8.837

Tin bài liên quan