Chứng khoán tiếp tục thăng hoa, nhà đầu tư đua nhau mua cổ phiếu NVL của Novaland

Chứng khoán tiếp tục thăng hoa, nhà đầu tư đua nhau mua cổ phiếu NVL của Novaland

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự trở lại mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu ngành thép đã bị che mờ bởi giao dịch sôi động từ cổ phiếu NVL, trong ngày mà cổ phiếu này ghi nhận khối lượng giao dịch cao thứ ba kể từ khi niêm yết.

Tâm điểm của phiên này là cổ phiếu NVL, khi khớp lệnh cao nhất thị trường, đạt hơn 77,6 triệu đơn vị, gấp hơn hai lần so với khối lượng của mã đứng thứ hai là HPG.

Đây cũng là phiên thanh khoản cao nhất của NVL kể từ cuối tháng 11/2022 và ghi nhận phiên có thanh khoản lớn thứ 3 của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết, sau 2 phiên 22/11/2022 (hơn 128,5 triệu cổ phiếu) và 28/11/2022 (hơn 104 triệu cổ phiếu).

Giá cổ phiếu NVL gần như ít thay đổi trong phiên sáng và nửa đầu phiên chiều, trước khi bất ngờ được kéo rất nhanh và đóng cửa ở mức giá trần +6,9% lên 15.600 đồng.

Thông tin mới nhất về NVL là báo cáo giao dịch của nhóm cổ đông lớn. Theo đó, CTCP NovaGroup, đã bán ra hơn 14,42 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 10/5 đến 08/6 và giảm sở hữu tại NVL xuống còn 539,95 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 27,69%.

Ngoài ra, CTCP Diamond Properties, một cổ đông lớn khác của NVL đã bán ra hơn 4,54 triệu cổ phiếu NVL từ ngày 09/5 đến 01/6 và giảm sở hữu tại NVL xuống còn hơn 197 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,1%.

Về diễn biến thị trường, sau phiên sáng giao dịch sôi động và dòng tiền lan tỏa tốt, thị trường bước vào phiên chiều vẫn rất tích cực dù điểm số VN-Index gần như ít thay đổi khi chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng cản 1.120 điểm. Tuy nhiên, ở những phút cuối, với sự trợ giúp của một số mã lớn như VCB, VHM đã giúp chỉ số bật hẳn lên mốc điểm trên.

Đóng cửa, sàn HOSE có 233 mã tăng và 145 mã giảm, VN-Index tăng 6,44 điểm (+0,58%), lên 1.122,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 943,5 triệu đơn vị, giá trị 18.438,9 tỷ đồng, tăng gần 5% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 73 triệu đơn vị, giá trị 2.132 tỷ đồng.

Đóng góp lớn nhất với hơn một nửa số điểm tích cực đến VN-Index là VCB và VHM. Theo đó, VHM +2,3% lên 56.700 đồng và VCB +1,5% lên 102.500 đồng.

Cùng với đó, nhiều bluechip khác cũng nới đà đi lên hỗ trợ thêm cho chỉ số, dù mức tăng cũng chỉ từ 1% đến hơn 1,5% như HDB, BVH, VIC, GVR, VRE và BID. Trái lại, cũng không còn nhiều cổ phiếu giảm và đều giảm nhẹ, như VNM, CTG, VPB, FPT, BCM, TCB cũng chỉ mất từ 0,4% đến 1,4%.

Ngoài NVL thì tâm điểm phiên này còn đến từ nhóm cổ phiếu ngành thép, khi có sự trở lại khá mạnh mẽ, với bộ ba NKG, HSG và HPG khớp lệnh thuộc top cao nhất sàn và giá cổ phiếu tăng tích cực, với HPG +2% lên 23.400 đồng, khớp gần 37 triệu đơn vị, HSG +4,2% lên 17.200 đồng, khớp hơn 28,8 triệu đơn vị, NKG +5,8% lên 17.450 đồng, khớp 21,3 triệu đơn vị - mức cao nhất trong gần 3 tháng.

Các cổ phiếu thép khác như SMC tiếp tục giữ giá trần +6,9% lên 14.000 đồng, khớp 1,47 triệu đơn vị, TLH +1,9% lên 9.100 đồng, khớp 2,04 triệu đơn vị, nhưng POM lại chỉ có giá tham chiếu tại 7.360 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dòng tiền tìm đến các mã ngành bất động sản, xây dựng, nguyên vật liệu, dịch vụ, giúp hàng loạt cổ phiếu tăng trần với thanh khoản cao như HPX, PTC, AAT, BKG, DAG, FIT, ITA, LGL, PHC, SJF, TGG, AGM, HID, PTL, QBS, VRC và QCG. Trong đó, cổ phiếu HPX khớp lệnh tốt nhất với hơn 13 triệu đơn vị, FIT khớp 10,8 triệu đơn vị, ITA khớp gần 8 triệu đơn vị…

Tăng mạnh khác còn đến từ IBC +6,3% lên 2.710 đồng, KMR +6,1% lên 4.540 đồng, TSC +6,1% lên 5.360 đồng. Các cổ phiếu DIG, VSC, CTS, TCM, SAM, CCL, BMI, TTF tăng hơn hơn 3% đến 4,5%.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TCD giảm khá sâu -5,6% xuống 10.150 đồng, khớp 7,28 triệu đơn vị, LSS -4,2% xuống 12.600 đồng, khớp 3,26 triệu đơn vị, VGC -3,2% xuống 42.750 đồng, khớp 2,55 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, giao dịch không khác nhiều so với phiên sáng, thậm chí có lúc HNX-Index đã về dưới tham chiếu, nhưng đã bật trở lại khá nhanh và đóng cửa tăng nhẹ.

Chốt phiên, sàn HNX có 137 mã tăng và 64 mã giảm, HNX-Index tăng 0,88 điểm (+0,38%), lên 230,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 118 triệu đơn vị, giá trị 1.786 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 17,1 triệu đơn vị, giá trị 260,3 tỷ đồng.

Một vài mã nhỏ nổi bật như CTC, VHE, FID khi đều đóng cửa ở giá trần, khớp từ 0,89 triệu đến 1,51 triệu đơn vị.

Đáng kể khác còn VIG +8,8% lên 8.700 đồng, C69 +7,8% lên 8.300 đồng, và SHS +3,8% lên 13.500 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 32,4 triệu đơn vị.

Sắc xanh còn tại VGS, DL1, TAR, IDJ, HUT, MBS, MBG, CEO, nhưng mức tăng khiêm tốn, khớp từ 1,56 triệu đến hơn 6,6 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index đuối sức trong nửa đầu phiên và chạm gần tham chiếu trước khi nảy trở lại lên gần mức cao nhất ngày thời điểm đóng cửa.

Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,48 điểm (+0,57%), lên 85,00 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 69 triệu đơn vị, giá trị 733,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,93 triệu đơn vị, giá trị 47 tỷ đồng.

Ba cổ phiếu nhỏ LMH, PFL và LCM hoạt động tốt khi giữ giá trần, khớp từ hơn 1 triệu đến 4,11 triệu đơn vị. Tăng mạnh còn G36 +12,6% lên 9.800 đồng, CEN +12,1% lên 7.400 đồng.

Hai cổ phiếu thanh khoản cao nhất là SBS với 6,6 triệu đơn vị khớp lệnh và tăng 5,4% lên 7.800 đồng, BSR khớp 6,2 triệu đơn vị và tăng nhẹ 1,2% lên 17.300 đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng, với VN30F2306 tăng 7,2 điểm, tương đương +0,65% lên 1.155,5 điểm, khớp lệnh đạt hơn 172.800 đơn vị, khối lượng mở hơn 47.800 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, nhóm các cổ phiếu thanh khoản cao khá tích cực, với CHPG2306 phiên này khớp lệnh cao nhất khi có hơn 2 triệu đơn vị và tăng 7,7% lên 1.400 đồng/cq, CMWG2302 khớp 1,29 triệu đơn vị và tăng 3,1% lên 330 đồng/cq, CHPG2227 có 1,1 triệu đơn vị và tăng 4,5% lên 2.530 đồng/cq.

Tin bài liên quan