Chuyến đi săn "trắc trở" của đàn sư tử 30 thành viên

Chuyến đi săn "trắc trở" của đàn sư tử 30 thành viên

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trước số lượng quá lớn của đàn trâu rừng, rất khó để sư tử có thể tập trung vào một mục tiêu cụ thể.

Là loài động vật có tính "xã hội cao", sư tử thường tập trung sinh sống và săn mồi theo bầy đàn với số lượng từ 15 - 40 con, trong đó đứng đầu đàn là sư tử đực cùng nhiều con cái và con non ở phía dưới.

Trong các cuộc săn bắt, nhận trách nhiệm chính trong đàn thuộc về sư tử cái. Lý do bởi sư tử cái có những đặc điểm phù hợp, đó là kích thước nhỏ gọn, di chuyển nhanh nhẹn và không bị bộ bờm vướng, nặng khiến việc ngụy trang khó khăn hơn...

Nhiệm vụ của Vua sư tử (con đực đầu đàn) nghe có vẻ đơn giản hơn, đó là bảo vệ lãnh thổ, đảm bảo sự an toàn cho cả đàn. Điều đó có nghĩa các vị Vua sẽ phải đối diện với vô số hiểm nguy rình rập từ bảo vệ lãnh thổ trước kẻ thù đến bảo vệ "ngai vàng" trước những con đực khác.

Rất dễ nhận ra con sư tử đứng đầu của đàn, bởi dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt, ở cổ có bờm rất dày và luôn dựng đứng, có tác dụng bảo vệ vùng cổ khi chiến đấu và thu hút tình cảm của con cái. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối màu.

Ở một số trường hợp, sư tử đực vẫn sẽ đích thân đi săn mồi. Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc như thế, mọi người mới thấy được sức mạnh và kỹ năng săn mồi của các vị Vua "kinh khủng" như thế nào.

Sư tử đực thường đi săn và phục kích con mồi ở những nơi có thảm thực vật dày đặc, thay vì săn ở những thảo nguyên rộng lớn như điều mà những con cái thường làm. Chúng cũng thường tấn công con mồi ở cự ly gần hơn nhiều (trung bình 3,4 m) so với con cái (8,6 m). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc tính săn mồi kiểu mai phục của sư tử.

Trong khi đó, trâu rừng là một trong năm loài động vật được đánh giá có thể hình lớn, nguy hiểm và hung dữ nhất châu Phi. Một con trâu khi trưởng thành có thân hình dài từ 2,1-3 m; trọng lượng cơ thể có thể đạt tới 500 - 1.000 kg. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của trâu rừng là cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".

Trâu rừng châu Phi có các giác quan nhạy bén để phát hiện ra các kẻ thù thông qua việc phối hợp các dấu hiệu thị giác, khứu giác và thính giác. Loài động vật có khả năng phát hiện sư tử ở khoảng cách 1 km.

Khác với sự hiền lành, có phần nhút nhát của trâu nước châu Á, trâu rừng châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa.

Mới đây, David Pinkernell, một người về hưu trong chuyến du lịch cùng gia đình đến công viên Quốc gia Mana Pools, Zimbabwe, đã chứng kiến một cuộc săn mồi thế kỷ giữa một đàn sư tử gồm 30 thành viên với một đàn trâu rừng với số lượng lên đến hơn 300 con.

Tin bài liên quan