Ngày 20/3/2021, Gemalink vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo cao cấp đến thị sát và làm việc tại Cảng.

Ngày 20/3/2021, Gemalink vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo cao cấp đến thị sát và làm việc tại Cảng.

Cơ hội lớn cho siêu cảng nước sâu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, cảng biển trung chuyển quốc tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng được ưu tiên đầu tư phát triển với các giải pháp vượt trội về ứng dụng công nghệ tiên tiến để tiếp nhận các tàu trọng tải lớn theo xu thế phát triển của đội tàu quốc tế, nhằm nâng cao vai trò và vị thế cảng biển Việt Nam trên bản đồ cảng nước sâu của thế giới.

Các tổ chức quốc tế uy tín dự báo Việt Nam tiếp tục là quốc gia có nhịp độ tăng trưởng tích cực nhất và đó chính là thành quả của sự nỗ lực, quyết tâm cao từ phía Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt, trong đó có Công ty cổ phần Gemadept (Gemadept) - một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng và logistics.

Quyết tâm vượt thách thức để đón đầu vận hội mới

Chủ động ứng phó đại dịch Covid-19, Chính phủ và nhân dân cả nước đồng lòng hành động quyết liệt để đảm bảo an toàn cho người dân song song với phát triển kinh tế. Với những hành động quyết liệt đó, nền kinh tế nước ta được đánh giá là có khả năng chống chịu tốt và tiếp tục là điểm sáng của kinh tế thế giới.

Những điểm sáng có thể kể đến là kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ.

Góp phần vào đà tăng trưởng của nền kinh tế vượt qua “bão” Covid-19 có sự chung sức của các doanh nghiệp ngành cảng và logistics. Là doanh nghiệp hướng đến tầm nhìn dẫn đầu Việt Nam về hệ sinh thái tích hợp cảng và logistics, Gemadept cùng chia sẻ những khó khăn chung của thị trường, sẵn sàng hành động và chấp nhận thách thức để tiếp tục phát triển, xứng đáng với sự kỳ vọng của các cổ đông, khách hàng, đối tác và cộng đồng, xã hội.

Hòa vào những mạch máu giao thương ngày đêm nuôi dưỡng nền kinh tế của đất nước, Gemadept luôn có mặt trên những tuyến đầu phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu để những kiện hàng chở nặng hàng hóa Việt Nam đến với thị trường khắp các châu lục, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất trong nước không bị gián đoạn và đặc biệt, những nhu yếu phẩm tiếp tục được trao đến tận tay từng gia đình Việt.

Năm 2021, Gemadept đánh dấu hoàn thành hành trình 5 năm (2016-2020) với những thành quả đáng tự hào.

Trong lĩnh vực khai thác cảng, nếu như năm 2010, Gemadept chỉ có 3 cảng là Cảng Nam Hải tại Hải Phòng, Cảng Dung Quất tại miền Trung và Cảng Phước Long tại TP.HCM, thì sau 5 năm, con số này đã nhân lên hơn 2,5 lần với chuỗi 8 cảng, bao gồm siêu cảng nước sâu Gemalink quy mô hàng đầu cả nước. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.

Song hành cùng hệ thống cảng trải dài từ Bắc vào Nam là chuỗi dịch vụ logistics liên hoàn trên 6 lĩnh vực được Gemadept phát triển đúng hướng, nhanh, mạnh và toàn diện, bao gồm trung tâm phân phối, cảng hàng hóa hàng không, vận tải hàng siêu trường siêu trọng, vận tải biển thủy, logistics hàng lạnh và logistics ô tô.

Trong những năm qua, Gemadept không ngừng phục vụ các dự án lớn, mang tầm quốc gia như dự án Metro ở 2 đầu đất nước, các dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, mở rộng mạng lưới trung tâm phân phối ở cả 3 miền đất nước…

Gemadept đã không bỏ lỡ bất cứ cơ hội thuận lợi nào để mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa chuỗi dịch vụ, đem đến những giải pháp logistics hiệu quả, vượt trội, góp phần tích cực giảm thiểu chi phí logistics quốc gia.

Với vai trò là một trong những doanh nghiệp trụ cột quốc gia, thúc đẩy dòng chảy giao thương và sự phát triển của nền kinh tế, Gemadept vinh dự nhiều năm liền được bình chọn trong “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” do Forbes bình chọn và dẫn đầu “Top 10 công ty uy tín ngành logistics”, tự hào sánh vai cùng các tên tuổi toàn cầu có mặt tại thị trường Việt Nam.

Gemadept, cơ hội lớn cho siêu cảng nước sâu

Sau cơn mưa trời lại sáng, vận hội đã và tiếp tục đến với Việt Nam qua ngưỡng cửa của các hiệp định thương mại tự do, tiêu biểu là EVFTA, cũng như xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các tập đoàn lớn trên thế giới và sự phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 của các quốc gia châu Âu và Mỹ, là các đối tác lớn.

Với lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công hợp lý, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam trở thành “mảnh đất lành” trong mắt các tập đoàn có nhu cầu dịch chuyển sản xuất.

Đối với Gemadept, năm 2021 đánh dấu một “kỷ nguyên mới” - kỷ nguyên của sự phát triển năng động, hiệu quả và bền vững, lấy “Chiến lược phát triển tăng trưởng hiệu quả hướng đến dẫn đầu thị trường bằng hệ sinh thái tích hợp cảng - logistics đa dạng, rộng khắp” làm trọng tâm cho mọi nỗ lực trong sản xuất - kinh doanh.

Theo đó, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng container thông qua hệ thống cảng Gemadept và doanh thu, lợi nhuận trước thuế đến năm 2025 đạt mức tăng 3 lần so với năm 2020.

Mùa Xuân năm 2021 mang ý nghĩa lịch sử khi siêu cảng nước sâu Gemalink chính thức đi vào vận hành, đón chuyến tàu thương mại đầu tiên.

Hình ảnh siêu tàu container nối liền Việt Nam với Mỹ và châu Âu sừng sững rẽ sóng tiến vào cầu cảng Gemalink tại Cái Mép, Bà Rịa - Vũng Tàu, là cả một “giấc mơ trở thành hiện thực” không chỉ đối với Gemadept, mà còn đối với đất nước sau nhiều năm chờ đợi.

Gemalink với công suất 2,4 triệu Teu, quy mô hàng đầu cả nước và có những lợi thế vượt trội đã tự hào ghi tên Việt Nam vào Top 19 thương cảng của thế giới có thể đón thế hệ tàu có tải trọng lớn nhất lên đến 200.000 tấn.

Việc này không những góp phần làm giảm chi phí logistics quốc gia, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt, mà còn nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của Việt Nam trong kinh tế biển toàn cầu.

Sự ra đời của Cảng Gemalink rất đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực Cái Mép - Thị Vải.

Sự ra đời của Cảng Gemalink rất đúng thời điểm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực Cái Mép - Thị Vải, giảm áp lực quá tải cho hệ thống hạ tầng hiện hữu, đồng thời phù hợp với xu hướng các hãng tàu trên thế giới tiến hành thỏa thuận khai thác kết hợp, sáp nhập với nhau hình thành nên các liên minh hàng hải lớn, dẫn đến việc nâng cấp, gia tăng cỡ tàu nhanh chóng trong thời gian qua.

Đặc biệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ “kinh tế Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ và trên hết là phải bảo vệ văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu”, Gemalink tự hào được thiết kế và xây dựng bởi chính bàn tay và khối óc của người Việt Nam với sự tư vấn và giám sát của Công ty tư vấn hàng đầu thế giới Royal Haskoning, Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật biển Portcoast.

Gemadept là doanh nghiệp Việt Nam đang sở hữu 75% vốn tại Cảng Gemalink, điều này khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực khai thác một trong những siêu cảng nước sâu hiện đại nhất. Ngày 20/3/2021, Gemalink vinh dự đón Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo cao cấp đến thị sát và làm việc tại Cảng.

Tiếp tục phát triển mạnh chuỗi hệ sinh thái cảng - logistics xanh

Trong giai đoạn phát triển mới, Gemadept tiếp tục khai thác và phát triển với những dự án trọng điểm nhằm mở rộng quy mô và tạo tiền đề cho các kế hoạch tăng trưởng dài hạn, bao gồm việc phát triển giai đoạn 2 Cảng nước sâu Gemalink tại Cái Mép và giai đoạn 2 Cụm cảng Nam Đình Vũ tại Hải Phòng với mục tiêu đưa vào khai thác từ năm 2023.

Bên cạnh đó, Gemadept đẩy mạnh phát triển các dự án mới đồng tâm, đặc biệt là hệ thống trung tâm logistics và ICD phía Nam nhằm kiện toàn mạng lưới kết nối giữa Cảng nước sâu Gemalink tại khu vực Cái Mép với khu nội đô TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và nâng cao hơn nữa giá trị toàn chuỗi dịch vụ.

Công ty tiếp tục tập trung nghiên cứu và đầu tư lĩnh vực cảng biển, cảng hàng hóa hàng không, cảng thủy nội địa, trung tâm logistics, ICD, khu công nghiệp.

Năm 2021, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh theo 2 kịch bản, căn cứ vào mức tăng trưởng của nền kinh tế. Đối với kịch bản lạc quan, doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 2.800 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 37% so với năm 2020.

Trong kịch bản trung bình, doanh thu dự kiến là 2.700 tỷ đồng và lãi trước thuế 630 tỷ đồng, lần lượt tăng 4% và 23% so với năm 2020.

Những con số tăng trưởng này thể hiện quyết tâm cao và nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên Gemadept cùng với sự ủng hộ tích cực của các cổ đông, khách hàng, đối tác đồng hành, đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành trong bối cảnh năm 2021 còn nhiều thách thức.

Với sứ mệnh “thúc đẩy dòng chảy kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước, doanh nghiệp và đối tác đồng hành thông qua chuỗi dịch vụ, giải pháp vượt trội”, Gemadept vững vàng tâm thế, sẵn sàng các nguồn lực cốt lõi và không ngừng lớn mạnh để nắm bắt những vận hội mở ra cho đất nước và cộng đồng doanh nghiệp trong dòng chảy hội nhập kinh tế toàn cầu.

Toàn thể cán bộ, công nhân viên Gemadept sẵn sàng hành động, chấp nhận thách thức và nỗ lực cao nhất để tiếp tục phát triển bền vững, mang đến giá trị gia tăng cho các bên hữu quan, không ngừng chắp cánh cho những khát vọng vươn lên của doanh nghiệp Việt vì một Việt Nam phát triển thịnh vượng và trường tồn.

Tin bài liên quan