Cơ hội tại các nhịp chùng

Cơ hội tại các nhịp chùng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chỉ số tăng điểm trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế ủng hộ và tâm lý dòng tiền cởi mở trở lại, nhưng hoạt động mua trong các nhịp chùng lại của thị trường có thể sẽ hiệu quả hơn là mua đuổi.

Yếu tố cơ bản: Khối ngoại bán ròng không ảnh hưởng đến đà tăng

Sự bùng nổ trở lại của VN-Index đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam không bị tụt lại quá xa so với sự tích cực của thị trường chứng khoán quốc tế. Ðặt trong mối tương quan giữa các chỉ số chứng khoán lớn như S&P500, Nikkei 225, Shanghai thì VN-Index vẫn có đà tăng kém.

Ðó cũng là lý do giải thích tại sao thời gian vừa qua dòng tiền nóng mà chủ yếu là dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài có hiện tượng bán ròng trên các thị trường mới nổi và cận biên nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Do vậy, sức đề kháng của VN-Index sẽ rất kém nếu thị trường toàn cầu gặp khó khăn.

VN-Index hồi phục nhưng vẫn “lẻ loi” trong vùng giảm trên biểu đồ toàn cầu.

VN-Index hồi phục nhưng vẫn “lẻ loi” trong vùng giảm trên biểu đồ toàn cầu.

Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có động thái bán ròng, bất chấp việc thị trường có dấu hiệu bùng nổ.

Sự quyết tâm cơ cấu danh mục của khối ngoại với giá cao, tận dụng sự hưng phấn của nhà đầu tư trong nước sẽ là một rào cản lớn cho sự bứt phá trong trung và dài hạn. Xét trong ngắn hạn, yếu tố bán ròng của khối ngoại có thể chưa quá ảnh hưởng bởi dòng tiền trong nước vẫn đang dồi dào, đủ để hấp thụ lượng cung này.

Yếu tố kỹ thuật: Bứt phá trong tâm thế vững vàng

Sự bứt phá của VN30 trong tuần qua là hệ quả tất yếu của một quá trình tiết cung kéo dài vài tuần và sự chủ động hơn của bên mua trong các nhịp điều chỉnh.

VN30 và VN30F1M có kháng cự mới quanh 840-850 điểm.

VN30 và VN30F1M có kháng cự mới quanh 840-850 điểm.

Tâm lý nhà đầu tư duy trì sự vững vàng từ nhịp điều chỉnh cho đến khi bứt phá, một sự nhất quán và đồng thuận lớn là tiền đề quan trọng để giúp VN30 có dư địa tăng tiếp trong thời gian tới.

Hai câu hỏi quan trọng được đặt ra về trạng thái tâm lý của dòng tiền ngắn hạn là bên mua có còn làm chủ tình hình và dư địa cho dòng tiền để tiếp tục mua mới còn không?

Cả hai câu hỏi này đều có chung một câu trả lời là tích cực. Bên mua vẫn là bên chủ động hơn, dòng tiền xoay linh hoạt khiến các nhịp điều chỉnh rất nhẹ nhàng. Dòng tiền mua hiện tại so với đỉnh cũ là vẫn còn nếu nhìn vào diễn biến thanh khoản, cho thấy dòng tiền mua tiềm năng vẫn đứng bên ngoài trực chờ tìm cơ hội mới.

Dòng tiền vẫn linh hoạt xoay vòng.

Dòng tiền vẫn linh hoạt xoay vòng.

Ðà lan tỏa trong ngắn đã vào khu vực quá mua nhưng đà lan tỏa trung bình 10 phiên vẫn chưa tiệm cận vùng này, nên không dễ để thị trường sớm bùng nổ trên diện rộng. Quá trình phân hóa có thể sẽ diễn ra trong nhiều phiên, nhưng xét trung và dài hạn thì sự lan tỏa vẫn là tích cực.

Đà lan tỏa ngắn hạn vào vùng quá mua.

Đà lan tỏa ngắn hạn vào vùng quá mua.

Việc dòng tiền lựa chọn các trụ làm điểm đến tiếp theo là diễn biến đã được kỳ vọng khi mặt bằng của các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ không còn phù hợp cho khả năng quản trị rủi ro. Ngân hàng vẫn là tâm điểm chú ý bởi sự luân chuyển của dòng tiền. Nhưng thực tế cũng cho thấy sự lọc lựa của dòng tiền ở các cổ phiếu trụ diễn ra rất khắt khe. Do đó, sự bùng nổ về mặt điểm số có thể sẽ không lớn, thay vào đó, diễn biến đi lên từ từ nhờ sự xoay vòng linh hoạt qua từng phiên ở các trụ sẽ dễ xảy ra hơn.

Dòng tiền thực sự chuyển hướng sang các cổ phiếu trụ.

Khuyến nghị - Chiến lược giao dịch: Canh mua trong các nhịp rung lắc

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế đang ủng hộ và tâm lý dòng tiền cởi mở trở lại thì chưa có lý do hợp lý để thay đổi chiến lược mua (Long) trong suốt một tháng gần đây. Trong ngắn hạn (theo tuần), với tâm thế hiện có thì tầm nhìn hướng về đỉnh cũ 840 - 850 điểm là khả thi.

Tuy nhiên, tầm nhìn xa hơn (theo tháng) vẫn còn những rào cản nhất định, đặc biệt là trước áp lực bán ròng liên tục từ nhà đầu tư nước ngoài ở các cổ phiếu vốn hóa lớn. Do đó, kế hoạch mua trong các nhịp chùng lại trong xu hướng tăng nên được ưu tiên trong tuần giao dịch mới, thay vì hưng phấn mua đuổi.

Mua trong các nhịp điều chỉnh có thể hiệu quả hơn là mua đuổi.

Mua trong các nhịp điều chỉnh có thể hiệu quả hơn là mua đuổi.

Cụ thể, vị thế mua được ưu tiên khi giá xuất hiện các nhịp điều chỉnh về khu vực hỗ trợ từ 810 - 815 điểm. Ngược lại, vị thế bán (Short) được cân nhắc khi giá “va chạm” khu vực kháng cự mạnh là đỉnh cũ quanh 840 - 850 điểm.

Tin bài liên quan