Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/3

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/3

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán lược trích phân tích một số cổ phiếu nhà đầu tư cần quan tâm khi bước vào phiên giao dịch ngày 13/3 của các công ty chứng khoán.

SAM: Khuyến nghị THEO DÕI

(CTCK Vietcombank - VCBS)

CTCP Đầu tư và phát triển Sacom (SAM) vừa công bố nghị quyết HĐQT liên quan tới một số chỉ tiêu cho năm 2014 như doanh thu 1.243 tỷ đồng, lợi nhuận 135 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức tương đương năm 2013 là 12%.

Có thể thấy rằng chỉ tiêu kinh doanh của SAM trong năm 2014 được đưa ra khá thận trọng với mức lợi nhuận được duy trì tương đương năm 2013, tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây vẫn là mục tiêu khá thách thức. Ngoài mảng dây và cáp được kỳ vọng tăng trưởng tốt, lợi nhuận từ mảng hoạt động tài chính (đóng góp đến 60% lợi nhuận trong năm 2013) sẽ sụt giảm mạnh khi SAM đã bán phần lớn danh mục đầu tư cổ phiếu; trong khi đó, mảng bất động sản vẫn chưa cho thấy dấu hiệu khởi sắc khi năm ngoái chỉ hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu và lỗ 8,6 tỷ đồng.

Với giả định mảng dây và cáp sẽ tăng trưởng 12% và 2 mảng còn lại có thể hoàn thành kế hoạch, chúng tôi dự báo, lãi ròng năm 2014 của SAM sẽ đạt khoảng 103,2 tỷ đồng (giảm 14% so với năm 2013), EPS tương ứng đạt 789 đồng/cp, P/E forward đạt 15,2 lần, đây là mức P/E tương đối cao. Do đó, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI cổ phiếu SAM.

>> Tải báo cáo

VCB: Khuyến nghị NẮM GIỮ

(CTCK Maybank KimEng - MBKE)

Lợi nhuận ròng hợp nhất của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã VCB) giảm nhẹ 1% so với năm 2012, đạt 4.352 tỷ đồng dù tổng thu nhập hoạt động tăng 3% so với năm trước, đạt 15.502 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần giảm 1,4% còn 10.792,5 tỷ đồng trong khi thu nhập phí tăng 23,2%.

Thu nhập lãi ròng giảm chủ yếu do tỷ lệ lãi biên giảm 40 điểm cơ bản, xuống còn 2,5%, thấp hơn đa số các ngân hàng niêm yết khác. Lợi nhuận ròng giảm nhẹ chủ yếu do chi phí hoạt động tăng 3% và chi phí dự phòng tăng 7% so với cùng kỳ.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 2,4% năm 2012 lên 2,63% cuối năm 2013, trong đó chủ yếu là do nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)tăng lên gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Ngân hàng Mizuho Nhật Bản, đối tác chiến lược của VCB hiện đang nắm giữ 15% vốn cổ phần, được VCB kỳ vọng sẽ tiếp tục mang về cho ngân hàng nhiều hợp đồng FDI từ Nhật Bản. Tuy nhiên, VCB không tiết lộ rõ về khối lượng cũng như quy mô của các khoản giải ngân FDI này. Mizuho hiện cũng đã cử 1 đại diện trong Hội đồng Quản trị của VCB.

Chúng tôi dự phóng lợi nhuận năm 2014 của VCB đạt 4.482 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với 2013 dựa trên giả định tín dụng và huy động lần lượt tăng 12% so năm 2013 và 14% so với năm ngoái. Tỷ lệ lãi biên kỳ vọng duy trì ở mức khoảng 2,5% trong năm do lãi suất cho vay giảm nhưng VCB vẫn có nhiều lợi thuế về lãi suất huy động thấp.

VCB đang giao dịch ở mức P/E và P/B dự phóng khoảng 16x và 1,5x với ROE 10%. Định giá này không quá hấp dẫn, nhưng chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của VCB trong thời gian tới. Nguyên nhân là do trong điều kiện các hoạt động ngân hàng bì thắt chặt, thì VCB với vị thế là ngân hàng TMCP nhà nước và sẽ được hưởng lợi về mặt chính sách. Ngoài ra, VCB đang

nắm giữ vị trí chiến lược trong sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu VCB.

>> Tải báo cáo

Tin bài liên quan