Cổ phiếu HBC lần đầu tiên vượt mệnh giá trong năm 2023

Cổ phiếu HBC lần đầu tiên vượt mệnh giá trong năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự trở lại của dòng bank và cổ phiếu HPG đã tiếp sức giúp VN-Index xác lập phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Đáng chú ý, cổ phiếu HBC - ngược dòng nhóm cổ phiếu bất động - tăng kịch trần và lần đầu tiên trong năm 2023 vượt mệnh. 

Các cổ phiếu nóng vẫn nhận được sự ưu ái của dòng tiền. Điển hình như NVL tiếp tục có thêm phiên khởi sắc khi đóng cửa tăng 4% lên mức 15.600 đồng/CP và thanh khoản vượt trội trên thị trường với gần 70,8 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ngoài ra, hàng loạt mã vừa và nhỏ khác như DIG, PDR, GEX, CII, DXG, VIX… đều có thanh khoản hơn 10 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, tâm điểm đáng chú ý là cổ phiếu HBC. Sau khi nhận tín hiệu từ thị trường chung, cổ phiếu HBC đã lùi về sát mốc tham chiếu khi tạm dừng phiên giao dịch sáng. Tuy nhiên, ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, cổ phiếu HBC đã nhận được sự săn đón của nhà đầu tư và ngày càng nóng hơn bởi lực cầu tăng mạnh mẽ.

Cổ phiếu HBC nhanh chóng đáp ở mức giá trần và đóng cửa khá vững tại mức giá 10.100 đồng/CP khi dư mua trần hơn 2,52 triệu đơn vị, khối lượng khớp lệnh cũng tăng mạnh so với những phiên gần đây khi đạt 5,35 triệu đơn vị. Như vậy, trong hơn 1 tháng qua, cổ phiếu HBC đã tăng gần 30% và lần đầu tiên vượt mệnh giá thành công trong năm 2023.

Được biết, hôm qua (27/6), Hòa Bình đã tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2023 với nhiều điểm ấn tượng. Từ việc lần đầu tiên có sự xuất hiện của Chủ tịch HĐQT Conteccons, rồi Công ty không đủ điều kiện để diễn ra đại hội… và sau khoảng gần 2 giờ Chủ tịch Hòa Bình trần tình, tỷ lệ tham gia biểu quyết đã đạt điều kiện để diễn ra Đại hội.

Đặc biệt, ban lãnh đạo Hòa Bình đã chia sẻ, trong bối cảnh thị trường xây dựng khó khăn, các bên gồm Hoà Bình, Coteccons, Central Cons và An Phong đã lập Liên minh các nhà thầu Hoa Lư. Trong đó, liên minh dự kiến cùng đấu thầu siêu dự án Long Thành trị giá 35.000 tỷ đồng.

Thông tin này đã phần nào tiếp sức giúp cổ phiếu HBC lội ngược dòng tăng mạnh khi nhóm cổ phiếu bất động sản trong trạng thái điều chỉnh ở phiên 27/6. Kết phiên này, cổ phiếu HBC đã tăng hơn 5% lên vùng giá cao nhất trong phiên 9.460 đồng/CP.

Về diễn biến thị trường chung, sau diễn biến không mấy thuận lợi ở phiên sáng khi áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến Vn-Index lùi về sát vạch xuất phát, thị trường bước sang phiên giao dịch chiều khá giằng co.

Mặc dù chỉ số VN-Index biến động nhẹ quanh vùng giá tham chiếu trong gần suốt cả phiên, nhưng bất ngờ đã xảy ra khi thị trường chuẩn bị bước vào đợt khớp lệnh ATC.

Lực cầu gia tăng mạnh với tâm điểm là nhóm cổ phiếu VN30, đã giúp VN-Index đảo chiều hồi phục và đã thử thách mốc 1.140 điểm trước khi thu hẹp biên độ tăng đôi chút. Thị trường đóng cửa tăng nhẹ và xác nhận phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp trong bối cảnh “xanh vỏ đỏ lòng”.

Cụ thể, với 201 mã tăng và 228 mã giảm, VN-Index tăng 4,02 điểm (+0,35%) lên 1.138,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 892,14 triệu đơn vị, giá trị 17.931,2 tỷ đồng, tăng 23,57% về khối lượng và 22,13% về giá trị so với phiên 27/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 119,27 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.938 tỷ đồng.

Như đã nói ở trên, nhóm VN30 là điểm tựa chính của thị trường, được dẫn dắt bởi đà tăng khá tốt đến từ cổ phiếu HPG và dòng bank.

Trong đó, cổ phiếu HPG đóng cửa tăng 3% lên mức giá 26.600 đồng/CP, đây là mức giá cao nhất của cổ phiếu này trong hơn 1 năm qua (theo giá cổ phiếu đã điều chỉnh). Đồng thời, thanh khoản cũng sôi động, đạt hơn 30,31 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ thua NVL. Cặp đôi còn lại của ngành thép là HSG và NKG biến động tăng giảm nhẹ với thanh khoản đều đạt hơn 10 triệu đơn vị.

Có công lớn nhất với thị trường là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi chỉ còn duy nhất OCB chưa thoát khỏi sắc đỏ với mức giảm hơn 1%. Trong đó, cổ phiếu lớn VCB đóng cửa tăng 1,1%, các mã khác như BID và CTG cùng tăng hơn 2%; TCB, STB, MSB, SHB đều tăng hơn 1%...

Ấn tượng nhất dòng bank là cổ phiếu MBB đóng cửa tăng 3% lên mức 20.700 đồng/CP, với thanh khoản cao nhất ngành, đạt hơn 20,85 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, áp lực bán tiếp tục gia tăng khiến nhóm này quay đầu giảm. Trong đó, các mã VND, SSI, AGR, BSI, CTS, FTS đều lùi về dưới mốc tham chiếu. Cổ phiếu VIX ngược dòng thành công nhưng chỉ tăng nhẹ 0,9% và thanh khoản đạt 16,52 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, áp lực bán vẫn khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên HNX-Index có chút thu hẹp đà giảm điểm về cuối phiên.

Đóng cửa, với 68 mã tăng và 111 mã giảm, HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,25%) về 230,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 77,79 triệu đơn vị, giá trị 1.296,58 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 22,37 triệu đơn vị, giá trị 417,45 tỷ đồng, trong đó riêng HUT thỏa thuận 6,12 triệu đơn vị, giá trị 117,64 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIF vẫn là điểm sáng khi không có nhiều biến động so với phiên sáng. Đóng cửa, VIF tăng 9,9% lên mức giá trần 15.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 5 triệu đơn vị và dư mua trần 1.400 đơn vị.

Trong khi đó, bộ 3 cổ phiếu nhà apec là IDJ, API và APS tiếp tục vắng thanh khoản và bị bán tháo ồ ạt với khối lượng dư bán sàn vài triệu đơn vị đến hơn chục triệu đơn vị.

Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu chứng khoán trên HNX cũng mất điểm. Trong đó, SHS tiếp tục nới rộng biên độ khi giảm 1,5% xuống mức thấp nhất ngày 13.500 đồng/CP, nhưng thanh khoản vẫn dẫn đầu thị trường với 19,37 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường duy trì đà tăng nhẹ trong suốt cả phiên giao dịch.

Đóng cửa, với 157 mã tăng và 128 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,39%) lên 85,99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 45,85 triệu đơn vị, giá trị 619,33 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 24,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 312,21 tỷ đồng, trong đó riêng NAB thỏa thuận 20,64 triệu đơn vị, giá trị đạt 245,56 tỷ đồng.

Cổ phiếu XDC tiếp tục nối dài chuỗi ngày tăng trần và đóng cửa tại mức giá 882.100 đồng/CP, thanh khoản vẫn nhỏ giọt với chỉ 500 đơn vị giao dịch thành công.

Bên cạnh đó, cổ phiếu DDV tiếp tục là tâm điểm của thị trường khi đóng cửa tăng 6% lên mức giá 10.600 đồng/CP, thanh khoản đột biến khi có hơn 4,3 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ đứng sau BSR khớp 6,52 triệu đơn vị.

Một điểm đáng chú ý khác là cặp đôi chứng khoán BSR và AAS ngược dòng thành công khi lần lượt đóng cửa tăng 1,3% và 3,4%, với thanh khoản đạt trên dưới 2 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng nhẹ, trong đó mã VN30F2307 tăng 7,2 điểm (+0,6%) lên 1.132,4 điểm, khớp lệnh 131.952 đơn vị, khối lượng mở là 52.906 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này có 2 mã khớp lệnh cao nhất là CFPT2210 và CVNM2212, lần lượt đạt 1,97 triệu và 1,1 triệu đơn vị, kết phiên giảm 5% xuống 380 đồng/cq và đứng giá tham chiếu 250 đồng/cq.

Tin bài liên quan