Cổ phiếu vận tải tiếp tục được hưởng lợi từ sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá vận chuyển tăng chóng mặt do nguồn cung tàu hạn chế có thể là điềm báo tốt cho một số cổ phiếu lĩnh vực vận tải.
Cổ phiếu vận tải tiếp tục được hưởng lợi từ sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Các chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn nghiêm trọng trong năm nay do một loạt các vấn đề xảy ra ngay khi thương mại quốc tế hồi sinh và nhu cầu hàng hóa tăng mạnh đồng nghĩa với việc cần phải vận chuyển nhiều hàng hóa hơn.

Vào tháng 4, một trong những con tàu chở container lớn nhất thế giới đã bị mắc kẹt trong kênh đào Suez khiến giao thông ngừng hoạt động trong gần một tuần. Đường thủy là một trong những tuyến đường nhộn nhịp nhất trên thế giới với khoảng 12% thương mại đi qua con đường này.

Con tàu chở hàng khổng lồ này đã gây ra một số xáo trộn khác trong thương mại toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây, các nhà phân tích của JPMorgan đã chỉ ra những vấn đề đang diễn ra như tắc nghẽn cảng cũng như tình trạng thiếu container và tàu thuyền là thông tin tích cực đối với cổ phiếu vận tải.

“Đặc biệt, sự cố của cảng Yantian (Thâm Quyến) có khả năng phát triển thành Sự cố kênh đào Suez 2.0 dẫn đến sự chậm trễ của lô hàng, thời gian quay vòng container lâu hơn và các vấn đề về thiếu/định vị lại container”, JPMorgan cho biết.

Cảng Yantian ở Thâm Quyến, Trung Quốc là một trong những cảng bận rộn nhất thế giới. Khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của các trường hợp Covid-19 vào tháng 6 và gây ra sự chậm trễ lớn tại cảng và làm tăng giá vận chuyển.

Khi các khu vực trên thế giới phục hồi sau đại dịch, việc chi tiêu dồn dập dẫn đến tình trạng thiếu hụt các container. Điều đó đã làm tăng giá và tạo ra sự chậm trễ lớn trong việc vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến các nơi khác. JPMorgan cho biết nhu cầu hàng hóa tiếp tục được hỗ trợ bởi triển vọng kinh tế toàn cầu đang được cải thiện.

Chỉ số giá cước vận tải conterner toàn cầu

Chỉ số giá cước vận tải conterner toàn cầu

Tính tới ngày 1/7/2021, chỉ số giá cước vận tải conterner toàn cầu (bao gồm 8 tuyến đường chính) đã tăng 4,2% so với tuần trước, cao hơn 346% so với một năm trước và hiện đang giao dịch vùng 8.399,09 USD/40ft container. Giá cước vận tải đều đang cao nhất kể từ năm 2011 tới nay vì nhu cầu đang vượt xa khả năng cung cấp do thiếu loại container 20 và 40 feet.

Công ty nghiên cứu TS Lombard lưu ý rằng, hàng hóa đã tăng mạnh khi nhu cầu của Trung Quốc phục hồi. Nhu cầu đối với các mặt hàng từ dầu mỏ, gỗ xẻ đến ngô đã tăng vọt trong năm nay khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và tỷ lệ tiêm chủng tăng mặc dù giá hàng hoá đã biến động mạnh trong thời gian gần đây.

“Các chủ tàu đang hưởng lợi từ giao dịch hàng hóa bùng nổ. Doanh thu và lợi nhuận từ tàu biển đã ở mức cao nhất trong một thập kỷ cho đến nay vào năm 2021 do sự phục hồi về khối lượng thương mại, các loại khoáng sản và ngũ cốc cụ thể vào châu Á, cũng như việc Trung Quốc cung cấp mạnh mẽ quặng sắt và than tồn kho”, TS Lombard cho biết.

Công ty nghiên cứu TS Lombard cũng cho biết có tới 72% quặng sắt trên thế giới được vận chuyển đến Trung Quốc, điều này giúp thúc đẩy lĩnh vực vận tải biển.

Giá trị của các con tàu sẽ tăng

TS Lombard nhận định rằng tình trạng tắc nghẽn cảng sẽ làm các tàu tạm thời bị giữ lại, khiến nguồn cung cấp cho tàu bị hạn chế.

Và điều đó có thể không sớm được giải quyết. Theo các nhà phân tích của JPMorgan, các đơn đặt hàng tàu mới sẽ không được giao cho đến năm 2023 “trong khung thời gian sớm nhất”.

Nhu cầu cao và nguồn cung thắt chặt sẽ khiến giá trị của những con tàu tăng lên. Tàu biển được coi là tài sản đối với một công ty vận tải biển vì chúng tạo ra dòng tiền.

Do đó, giá trị của các con tàu tăng lên sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng của các công ty, đó là giá trị của tài sản trừ đi nợ phải trả. Theo TS Lombard, điều đó có thể thúc đẩy giá cổ phiếu tiếp tục tăng lên.

Tin bài liên quan