Cuộc khủng hoảng năng lượng đang xâm nhập vào nguồn cung cấp thực phẩm của Nam Phi

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang xâm nhập vào nguồn cung cấp thực phẩm của Nam Phi

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tình trạng cắt điện nghiêm trọng nhất ở Nam Phi đang đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm và nước, đồng thời làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người, bao gồm cả những người chăn nuôi gà.

Trong ngành chăn nuôi gia cầm, tình trạng mất điện đã buộc các nhà máy phải tạm dừng hoạt động trong thời gian nửa ngày. Do đó, hơn 10 triệu gia cầm được chỉ định giết mổ vẫn chưa thể thực hiện và vẫn tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, điều này tạo ra một lượng hàng tồn đọng mà các công ty lo sợ rằng họ sẽ không thể giải quyết được.

Izaak Breitenbach, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Gia cầm Nam Phi cho biết: “Chúng tôi thực sự có đủ gà tại các trang trại trên khắp đất nước, nhưng chúng tôi không thể cung cấp cho thị trường vì không thể giết mổ gà. Như một biện pháp dự phòng, các nhà sản xuất đã bắt đầu sử dụng máy phát điện, khiến ngành này tốn khoảng 75 xu (0,0439 USD) so với giá sản xuất thông thường cho mỗi kg thịt gà.

Để đối phó với những áp lực này, KFC đã tạm thời đóng cửa một số trong số 750 cửa hàng gà rán đang hoạt động tại nước này vào cuối năm ngoái.

Thịt gà là một trong những nguồn protein động vật hợp túi tiền nhất ở Nam Phi và khi đất nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Việc tăng giá mạnh có thể khiến nó vượt quá khả năng của nhiều người. Năm ngoái, các nhà sản xuất đã tăng giá gia cầm lên 17%.

Đây chỉ là một ví dụ về cách cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm rung chuyển nền kinh tế công nghiệp hóa nhất lục địa.

Nông nghiệp bị ảnh hưởng

Trong 15 năm qua, Eskom Holdings đã cung cấp 90% tổng lượng điện của Nam Phi, nhưng tập đoàn này đã giữ cho lưới điện của mình không bị sập bằng cách cắt điện khi không thể đáp ứng nhu cầu. Được người dân địa phương gọi là "loadshedding" (hành động giảm tải cho các nhà máy phát điện), những lần mất điện theo kế hoạch này chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác mỏ và ngành công nghiệp nặng, và điều này đã trở nên phổ biến hơn nhiều kể từ năm ngoái.

Chris Hattingh, trưởng bộ phận phân tích chính sách tại Centre for Risk Analysis cho biết, nếu tình trạng mất điện tiếp tục diễn ra ở mức đó, tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong năm nay có thể sẽ bị giới hạn ở mức 1,5%. Các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomberg nhận thấy 45% khả năng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái khi cuộc khủng hoảng năng lượng có nguy cơ gia tăng.

Mất điện đã tạo ra các vấn đề ở mọi bước trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc tưới tiêu, chế biến và bảo quản cây trồng. Các cửa hàng cũng đã thực hiện các biện pháp tốn kém để giữ cho sản phẩm không bị hư hỏng.

Một số nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất của Nam Phi là Shoprite Holdings và Woolworths Holdings đã tăng cường đầu tư vào máy phát điện dự phòng, tấm pin mặt trời trên mái nhà và xe đầu kéo đông lạnh, nhưng các doanh nghiệp nhỏ hơn không có cơ hội để thích nghi.

Trong số những người bị ảnh hưởng có nông dân ở tỉnh Northern Cape, họ đang phải chịu đựng những đợt nắng nóng lớn khiến nhiệt độ ở một số khu vực lên tới 117 độ C.

“Nếu không có đủ điện, sẽ không có đủ nước. Chúng tôi rất cần thêm điện ở các khu vực tưới tiêu”, Nicol Jansen, chủ tịch Agri Northern Cape cho biết.

Các bãi biển bẩn

Các ngành khác cũng bị ảnh hưởng. Trong nhiều tháng qua, chính quyền thành phố và tỉnh và các công ty điện lực đã kêu gọi người tiêu dùng cắt giảm sử dụng nước, vì thiếu điện có thể khiến các trạm bơm nước qua đường ống hoạt động hết công suất.

Vào mùa cao điểm của mùa du lịch nghỉ lễ tại Cape Town, người dân đã được đưa ra cảnh báo tránh các khu vực bãi biển đã bị đóng cửa do tràn nước thải sau khi máy bơm nước thải bị hỏng. Để tránh những tình huống như vậy, thành phố đã khởi xướng các kế hoạch vào năm ngoái để mua năng lượng tái tạo từ các nhà sản xuất độc lập.

“Ảnh hưởng sâu sắc nhất là căng thẳng lớn đối với tất cả các cơ sở hạ tầng của chúng tôi”, Geordin Hill-Lewis, thị trưởng Cape Town cho biết về sự cố ngừng hoạt động.

Giải pháp chốt chặn

Khi chính phủ Nam Phi trì hoãn nỗ lực tăng lượng điện mua từ các nhà cung cấp tư nhân, máy phát điện chạy bằng dầu diesel vẫn là tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại tình trạng thiếu điện. Tuy nhiên, Eskom Holdings đã nhiều lần cạn kiệt nguồn cung cấp dầu diesel và cạn kiệt ngân sách để mua thêm.

Chi phí đã tăng lên đáng kể. Ví dụ, Shoprite Holdings hiện đang chi thêm 100 triệu rand (5,8 triệu USD) mỗi tháng cho động cơ diesel để duy trì hoạt động của đèn trong các cửa hàng của mình.

Nhà phân tích rủi ro Chris Hattingh cũng lo lắng rằng tình hình hiện tại không bền vững. Với đại đa số người dân Nam Phi đang phải vật lộn với chi phí cao hơn, “cảm giác trung bình là mọi thứ đang bấp bênh”.

Tin bài liên quan