Danh sách các nhà bán lẻ đã nộp đơn xin phá sản từ đầu năm 2020

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Báo cáo từ S&P Global Market Intelligence xác nhận cho tới tháng 7/2020 đã có 40 nhà bán lẻ nộp đơn xin phá sản trong năm 2020.

Bảng thống kê các nhà bán lẻ phá sản trong từng năm

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đang lâm vào khó khăn và có thể sẽ phải nộp hồ sơ phá sản như Công ty Quần áo nữ J.Jill, doanh nghiệp đang đàm phán với những người cho vay sau khi doanh nghiệp thông báo vào giữa tháng 6/2020. CBL & Associates đang đàm phán với người cho vay khi vẫn chưa thanh toán 2 khoản lãi vay trong đại dịch vừa qua.

Làn sóng đóng cửa hàng vĩnh viễn đang ngày một cao. Công ty nghiên cứu Coresight đang dự đoán làn sóng đóng cửa hàng của các nhà bán lẻ công bố trong năm nay sẽ đạt kỷ lục mới, vượt mốc 25.000. Cho đến nay, hơn 5.400 công ty đang có khả năng phải đóng cửa, nhóm nghiên cứu toàn cầu cho biết.

Dưới đây là một số vụ phá sản bán lẻ lớn nhất kể từ đầu năm.

Chuỗi hàng hóa gia dụng Pier 1 Imports đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày 17/2, liệt kê 340,6 triệu USD nợ phải trả.

Chuỗi hàng hóa gia dụng Art Van Furniture đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày 8/3, chuỗi cửa hàng có nghĩa vụ nợ phải trả từ 100 - 500 triệu USD.

Chuỗi hàng hóa thể thao Modell’s đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày 11/3, chuỗi đã liệt kê các khoản nợ từ 1 - 10 triệu USD, chuỗi cửa hàng đang lên kế hoạch đóng cửa toàn bộ 140 cửa hàng còn lại của mình.

True Religion đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày 13/4, chuỗi liệt kê nghĩa vụ nợ từ 100 - 500 triệu USD.

Neiman Marcus, chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 7/5, chuỗi đã liệt kê các khoản nợ hơn 1 tỷ USD.

J.C. Penney chuỗi cửa hàng bách hóa có trụ sở tại Plano, Texas đã nộp đơn xin bảo vệ phá sản ngày 15/5, liệt kê các khoản nợ hơn 1 tỷ USD.

GNC Holdings, chuỗi y tế đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 23/6, liệt kê các khoản nợ hơn 1 tỷ USD. Chuỗi đã lên kế hoạch đóng cửa tới 1.200 cửa hàng tỏng số 5.200 cửa hàng ở Mỹ.

Lucky Brand, nhà sản xuất đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 3/7, chuỗi liệt kê các khoản nợ từ 100 - 500 triệu USD. Với hơn 200 cửa hàng tại các trung tâm mua sắm trên toàn quốc, cho đến thời điểm cuối tháng 7/2020, công y đã có kế hoạch đóng cửa 13 điểm vĩnh viễn và nhiều cửa hàng đang được xem xét.

Sur La Table, chuỗi bán lẻ phụ kiện nhà bếp đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 8/7, chuỗi liệt kê các khoản nợ từ 50 - 100 triệu USD. Tính tới thời điểm nộp hồ sơ, chuỗi đã đóng 51/121 cửa hàng ở Mỹ.

Brooks Brothers, nhà sản xuất trang phục nam giới đã nộp đơn xin phá sản ngày 8/7, chuỗi liệt kê các khoản nợ từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD.

RTW Retailwinds, sở hữu chuỗi New York &Co. đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 13/7, công ty liệt kê các khoản nợ từ 100 - 500 triệu USD, doanh nghiệp hiện sở hữu 378 cửa hàng bán lẻ và cửa hàng đại lý. Nhà bán lẻ này cho biết, họ có kế hoạch đóng cửa vĩnh viễn hầu hết các địa điểm cửa hàng của mình.

Ascena Retail Group, công ty mẹ của Ann Taylor và Loft đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào thứ Năm (23/7), công ty liệt kê các khoản nợ phải trả hơn 1 tỷ USD. Công ty sở hữu hơn 2.800 cửa hàng trên khắp Mỹ, Canada và Puerto Rico.

Tin bài liên quan