Mức giá trên đã tăng 2,9 tỷ euro so với trước đây, nhưng vẫn thấp hơn mức giá 71 tỷ euro mà Tập đoàn ngân hàng châu Âu Royal Bank of Scotland đưa ra trước đó. Giá cổ phiếu của Barclays đã tăng 2,4% ngay sau khi CDB và Temasek đưa giá đặt mua ngân hàng này.
Một số nguồn tin cho biết, về cơ bản, Barclays đã chấp thuận bán cổ phiếu mới, trị giá tổng cộng khoảng 9,8 tỷ euro cho CDB, đưa CDB thành cổ đông lớn nhất trong Barclays. Đây cũng là dự án đầu tư ra nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay của ngành ngân hàng Trung Quốc. Ngoài ra, Barclays cũng đã đồng ý bán 3,6 tỷ euro cổ phần chiến lược cho Tập đoàn Temasek Holdings nhằm tăng mức bỏ thầu mua lại ABN Amro. Như vậy, CDB có khả năng nắm giữ 3,1% cổ phần của Barclays. Tỷ lệ này có thể tăng lên mức 8%. Trong khi đó, đại diện ABN Amro cho biết, họ đang tiếp tục xem xét hai đề nghị trên. Chủ tịch Ngân hàng Barclays Bob Diamond cho rằng, ở thời điểm hiện tại, mức giá chào của Liên doanh RDB có thể cao hơn mức 93 tỷ USD, nhưng tại thời điểm đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 9 tới, mức chào giá của Barclays có thể thay đổi nếu giá cổ phiếu của ngân hàng này tiếp tục tăng.
Giới quan sát cho rằng, việc đưa ra thoả thuận đối tác chiến lược giữa Barclays và CDB được xem là thí dụ sinh động cho chiến lược đầu tư mới của nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung. Đây được coi là thoả thuận đối tác chiến lược mới và khá mạo hiểm của Barclays, đưa Trung Quốc trở thành nhà đầu tư đơn lẻ lớn nhất trong thương vụ này. Ngoài ra, việc ngân hàng của Trung Quốc nắm giữ phần lớn cổ phần của một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất châu Âu có thể khiến các nhà hoạch định chính sách và nhiều nước châu Âu lo ngại.
Thế nhưng, những lo ngại nói trên có phần viển vông bởi trên thực tế, một số ngân hàng của Trung Quốc cũng từng bị đối tác châu Âu và khu vực khác “thôn tính”. Cụ thể là năm ngoái, Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) và Công ty Allianz (Đức) đã xúc tiến các cuộc đàm phán mua lại lượng cổ phần trị giá hơn 1 tỷ USD của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước này. Cách đây không lâu, Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ (sau Citibank) đã bỏ ra 3 tỷ USD để nắm 9% cổ phần tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, ngân hàng thương mại quốc doanh lớn thứ 3 của nước này. Ông Lewis, Giám đốc điều hành của Bank of America cho biết, đây là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực ngân hàng ở Trung Quốc và cũng là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Bank of America ra bên ngoài.
Tới nay, không ít ngân hàng nước ngoài vẫn đang bày tỏ ý định rót vốn vào khu vực ngân hàng Trung Quốc. Trong số các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tầm cỡ, có Ngân hàng HSBC Plc. của Anh, Newbridge Capital của Mỹ, Tập đoàn Citigroup và InG Group NV (Hà Lan) và… Temasek Holdings của