Dịch Covid-19, nhìn lại các cổ phiếu hàng thiết yếu trên sàn chứng khoán

Dịch Covid-19, nhìn lại các cổ phiếu hàng thiết yếu trên sàn chứng khoán

(ĐTCK) Sau khi Việt Nam liên tục xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới, nhiều người dân đã có hiện tượng tích trữ hàng thiết yếu theo tâm lý đám đông

Mặc dù xuất hiện một vài ca nhiễm mới, tuy nhiên người dân có tâm lý tích trữ hàng hóa thiết yếu phòng ngựa diễn biến khó lường. Hiện nay, trên sàn chứng khoán có các doanh nghiệp đã kinh doanh mặt hàng tương ứng như CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH), CTCP Tập đoàn KDO (KDC), CTCP Masan MeatLife (MML), CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP)…

MCH

Doanh nghiệp được thành lập năm 1996 trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị, được người tiêu dùng biến đến với các thương hiệu như: Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Komi, Heo Cao Bồi…

Dịch Covid-19, nhìn lại các cổ phiếu hàng thiết yếu trên sàn chứng khoán ảnh 1

Kết quả kinh doanh từ năm 2016 đến nay mặc dù biên lợi nhuận không được cải thiện nhiều, nhưng lợi nhuận có dấu hiệu tăng. Nếu như năm 2016 ghi nhận 2.791,1 tỷ đồng, thì năm 2019 ghi nhận 4.061,7 tỷ đồng, sự tăng điều đặn hàng năm. Kết thúc năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận 18.487,5 tỷ đồng doanh thu và 4.061,7 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 97-100% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

KDC

Doanh nghiệp được thành lập năm 1993 tiền thân là doanh nghiệp bánh kẹo, tuy nhiên sau khi thoái mảng bánh kẹo, doanh nghiệp chuyển hướng sang các lĩnh vực hàng tiêu dùng như dầu ăn, kem, sữa chua. Bằng việc thực hiện các thương vụ M&A các công ty trong lĩnh vực dầu ăn, hiện nay đã sở hữu các thương hiệu dầu ăn lớn như Tường An, Golden Hope Nhà Bè, Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam…

Dịch Covid-19, nhìn lại các cổ phiếu hàng thiết yếu trên sàn chứng khoán ảnh 2

Kể từ khi bán mảng bánh kẹo, doanh nghiệp đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện hoạt động M&A vào lĩnh vực tiêu dùng đặc biệt dầu ăn. Tuy nhiên kết quả kinh doanh vẫn đang khá khiên tốn và chưa cải thiện nhiều, lợi nhuận kinh doanh cốt lõi chỉ mới dương lại từ năm 2019. Kết thúc năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận 7.210,4 tỷ đồng doanh thu, 199,9 tỷ đồng lợi nhuận và hoàn thành lần lượt 86,9% và 93,9% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế

MML

Tiền thân là Công ty TNHH một Thành Viên Hoa Kim Ngân thành lập năm 2011, hiện này chủ yếu sản xuất thịt heo mát với thương hiệu MEATDeli, đây là công ty con của Tập đoàn Masan.

Dịch Covid-19, nhìn lại các cổ phiếu hàng thiết yếu trên sàn chứng khoán ảnh 3

Mặc dù là doanh nghiệp mới giao dịch trên thị trường UpCom, tuy nhiên nhờ là công ty con của Tập đoàn Masan nên thu hút được nhiều sự chú ý của giới đầu tư. Kết quả kinh doanh của Công ty ở các năm trước không thực sự ấn tượng, tuy nhiên, từ năm 2019 với sự ra đời của dòng thịt mát MeatDeli được đón nhận rộng rãi, kết quả kinh doanh của MML đã bước sang một chu kỳ tăng trưởng mạnh. Chưa kể, sản phẩm thịt mát được sự hỗ trợ bởi kênh phân phối rất mạnh là Vinmart+ rộng khắp trên cả nước, nhờ thương vụ hợp nhất giữa Vincommerce và Masan Consumer.

Kết thúc năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận 13.798,8 tỷ đồng doanh thu và 369,7 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt giảm 1,27% và tăng 59,25% so với cùng kỳ.

HAP

Tiền thân là Xí nghiệp Giấy bìa Đồng Tiến được thành lập năm 1960, hiện nay doanh nghiệp cung cấp các loại giấy trong đó có giấy vệ sinh, giấy kraft.

Dịch Covid-19, nhìn lại các cổ phiếu hàng thiết yếu trên sàn chứng khoán ảnh 4

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp biến động, nếu như biên lợi nhuận năm 2016 là 18,61% thì năm 2017 giảm về 13,74%, năm 2018 tăng lên là 17,94 và năm 2019 lại giảm xuống 17,26%. Doanh thu và lợi nhuận cũng có dấu hiệu biến động tăng giảm đan xen theo từng năm. Kết thúc năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 377 tỷ đồng, lợi nhuận là 20,3 tỷ đồng, hoàn thành 71,95% kế hoạch doanh thu và 55,38% kế hoạch lợi nhuận

Như vậy có thể thấy kết quả kinh doanh nhóm cổ phiếu có hàng hóa liên quan hàng thiết yếu nhiều năm không có nhiều đột biến, mang tính ổn định. Trong khi đó, tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa ngắn hạn do lo ngại dịch của người dân chỉ mang tính mùa vụ, việc tích trữ mà không tiêu thụ sẽ dễ dẫn tới hiệu ứng doanh số tăng mạnh trong một tháng và các tháng sau đó sụt giảm, tổng nhu cầu tăng thêm không đáng kể. Chính vì vậy hiệu ứng mùa vụ sớm đến rồi sớm đi, doanh nghiệp cũng không được lợi quá lớn.

Tin bài liên quan