Doanh nghiệp lạc quan về tương lai ngành sản xuất trong các tháng tới

0:00 / 0:00
0:00
Sau khi cải thiện nhẹ trong hai tháng đầu năm 2024, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2024 xuống dưới ngưỡng dưới 50 điểm, tuy nhiên DN vẫn lạc quan về tương lai ngành sản xuất trong các tháng tới.
Doanh nghiệp lạc quan về tương lai ngành sản xuất trong các tháng tới

S&P Global vừa công bố báo cáo chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2024.

Theo đó, sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2, chỉ số nhà quản trị mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' IndexTM ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm về dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3.

Với kết quả này, chỉ số đã báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ cải thiện điều kiện kinh doanh kéo dài hai tháng vào đầu năm 2024, nhưng đồng thời cho thấy các điều kiện hoạt động về tổng thể gần như là không thay đổi.

Những dấu hiệu cho thấy nhu cầu yếu trong tháng 3, số lượng đơn đặt hàng mới giảm mặc dù giá hàng hóa đã được chiết khấu để giúp tăng doanh số. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm, và mức độ giảm là lớn nhất kể từ tháng 7/2023 trong bối cảnh có áp lực cạnh tranh và những vấn đề về địa chính trị.

PMI Ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global PMI.

PMI Ngành Sản xuất Việt Nam của S&P Global PMI.

Báo cáo chỉ ra rằng, khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các doanh nghiệp đã giảm sản lượng vào cuối quý 1 của năm sau khi tăng trong tháng 1 và tháng 2. Tuy nhiên, mức giảm của sản lượng chỉ là nhỏ, và chỉ giới hạn trong các công ty sản xuất hàng hóa trung gian khi các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản vẫn ghi nhận tăng trưởng.

Theo PMI, mặc dù có sự yếu kém trong tháng 3, nhưng các nhà sản xuất vẫn tin tưởng rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian tới, và các doanh nghiệp dự kiến tung ra các sản phẩm mới để thúc đẩy sản lượng, đồng thời cũng hy vọng nhu cầu thị trường cải thiện sẽ giúp làm tăng số lượng đơn đặt hàng mới.

Đáng lưu ý, các nhà sản xuất cũng nỗ lực tăng tuyển dụng trong tháng 3, từ đó tăng số lượng việc làm tháng thứ hai liên tiếp, và là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2022.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho rằng: “Tăng trưởng của ngành sản xuất Việt Nam đã chậm lại trong tháng 3 khi nhu cầu giảm đã kìm hãm đà tăng của số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng. Tình trạng nhu cầu yếu cũng được phản ánh trong các chỉ số giá cả của khảo sát PMI khi tốc độ tăng chi phí đầu vào đã chậm lại và giá bán hàng đã giảm.

Nhưng điểm tích cực hơn là các doanh nghiệp đang tỏ ra lạc quan rằng ngành sản xuất sẽ tăng trưởng trở lại trong những tháng tới, và niềm tin kinh doanh này đã giúp việc làm tăng vào cuối quý đầu năm.

Những tín hiệu của ngành sản xuất trong quý đầu năm 2024 cũng được Bộ Công thương đưa ra qua con số thống kê khi sản xuất công nghiệp tăng trên diện rộng, với chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng ở 54/63 địa phương.

Đặc biệt, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao ở mức hai đến ba con số do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. IIP của Trà Vinh tăng 102,%; Khánh Hoà tăng 37%; Bắc Giang tăng 23,9%; Thanh Hoá tăng 20%; Hà Nam tăng 17,2%; Quảng Ninh tăng 14%....

Tin bài liên quan