Nhu cầu cao, kết quả thấp
DNNVV ở Việt Nam chiếm tới 90% trong tổng số gần 250.000 DN tư nhân, lực lượng đông đảo này đã đóng góp 26% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo ra khoảng 49% việc làm trong khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn và 26% lực lượng lao động trong cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV đều gặp khó khăn về nguồn vốn sản xuất - kinh doanh.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt
Về lý thuyết, số lượng DNNVV đông đảo với đặc thù ít vốn chính là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng. Bằng chứng là, ước tính có đến 80% lượng vốn cung ứng cho DNNVV là từ kênh ngân hàng, song theo một điều tra mới đây của Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Rõ ràng là, giữa DNNVV và các ngân hàng vẫn còn một khoảng cách mà có lẽ không bên nào muốn. Trong thời buổi “người người, nhà nhà lập ngân hàng” như hiện nay, khách hàng vay vốn luôn được “cưng chiều”, những điều khoản vay nói chung đã cởi mở hơn trước rất nhiều, thì việc tồn tại một khoảng cách như thế đáng được xem là một nghịch lý.
“Tại anh, tại ả” ?
Nguyên nhân của tình trạng trên là vẫn chưa có tiếng nói chung giữa ngân hàng với các DN, đặc biệt là về vấn đề cơ chế thế chấp, tín chấp trong vay vốn; ngân hàng chưa thực sự đổi mới về cách phục vụ đối tượng khách hàng này. Hiện nay, cơ chế tín dụng vẫn “bê” nguyên từ quốc doanh sang áp dụng với các thành phần kinh tế khác.
Một số chi nhánh ngân hàng còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của DNNVV. Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện trong quy định về xếp loại khách hàng; về cho vay, lãi suất, đều chưa có các quy định cụ thể theo từng thị trường. Thêm vào đó, sản phẩm cả gói cho DNNVV còn đơn điệu, hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ lạc hậu, phân tán của một số ngân hàng không cho phép tạo ra sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với tính đa dạng của DNNVV... Mặt khác, ngân hàng không phải không có lý khi e ngại đối tượng khách hàng này, bởi DNNVV thường yếu về nguồn nhân lực, tài chính hay khả năng lập dự án còn yếu...
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, một trong những khó khăn khi thẩm định dự án cho vay đối với các DNNVV Việt
Một nguyên nhân “tế nhị” khác là, DNNVV thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, DNNVV thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, nên ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Ngoài ra, do vốn kinh doanh của DNNVV ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít và khi đó, ngân hàng không thể không tính đến rủi ro khi đổ vốn vào cùng DN sản xuất, kinh doanh.
Theo một chuyên gia tài chính - ngân hàng, chìa khoá để giải bài toán này là bản thân các DNNVV phải nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh, đặc biệt là cần có cơ chế tài chính minh bạch; các ngân hàng thương mại cần đổi mới cung cách cho vay đối với DNNVV, tích cực tham gia cùng DN từ khâu lập dự án, giám sát thực hiện, thậm chí đào tạo cho DN.