Ông Võ Quốc Thắng (giữa) đón nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 20, năm 2016

Ông Võ Quốc Thắng (giữa) đón nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao lần thứ 20, năm 2016

Doanh nhân cần niềm tin và sự an toàn

(ĐTCK)  41 năm sau ngày thống nhất, đất nước ta đã có nhiều thay đổi, chính trị - xã hội ổn định, nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. 

Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc gặp gỡ giới doanh nhân tại Hội trường Thống Nhất. 
Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc gặp gỡ giới doanh nhân tại Hội trường Thống Nhất. 
Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc gặp gỡ giới doanh nhân tại Hội trường Thống Nhất. 

Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc gặp gỡ giới doanh nhân tại Hội trường Thống Nhất.

Trước thềm sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này, doanh nhân Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, Chủ tịch HĐQT Kienlongbank, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI đã có bài viết gửi ĐTCK, chia sẻ những tâm huyết vì sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, sự phồn vinh của đất nước.   

41 năm sau ngày thống nhất, đất nước ta đã có nhiều thay đổi, chính trị - xã hội ổn định, nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, tốc độ phát triển của Việt Nam vẫn chậm. Số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể sau 30 năm mở cửa, nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội vẫn yếu. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hầu như vẫn còn vắng bóng trong các bảng xếp hạng của thế giới.

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt yếu, bên cạnh nguyên nhân chủ quan, thì còn đến từ nhiều yếu tố khách quan. Đó là hệ thống pháp luật chưa thông thoáng, hệ thống văn bản dưới luật của các bộ, ngành chồng chéo, đánh đố doanh nghiệp, các thủ tục hành chính nặng nề, tạo kẽ hở cho các tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước được liệt kê đầy đủ, nhưng doanh nghiệp khó khăn thì không mấy ai được hướng dẫn, chia sẻ kịp thời.

Để đưa đất nước phát triển, phồn thịnh, trước hết, cần xây dựng được hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tạo động lực cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Muốn vậy, Quốc hội và các cơ quan có trách nhiệm xây dựng luật cần phải lắng nghe nhiều hơn tiếng nói từ nhân dân, từ cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng pháp luật. Không thể để luật ban hành, nhưng cơ quan nhà nước có thể hiểu và thi hành theo cách này hoặc cách khác, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cơ chế, chính sách phải thông thoáng, doanh nghiệp mới tự tin mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất. Không thể mở đầu này, nhưng chặn hoặc rào đầu khác. 

Trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, tôi thường xuyên hỏi cấp dưới của mình: “Anh, chị có việc gì khó khăn không? Có cần tôi giải quyết việc gì không?”. Tôi mong lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo cơ quan nhà nước cũng quan tâm doanh nghiệp như vậy, chứ đừng đợi đến khi doanh nghiệp sai thì ra quyết định xử phạt, cưỡng chế hay khởi tố.

Điều thứ hai, cá nhân tôi cũng như các doanh nhân, doanh nghiệp và người dân khác mong mỏi, đó là cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Phải có sự chỉ đạo quyết liệt và đột phá trong cải cách hành chính. Cái nào cũ, lạc hậu, cản đường phát triển thì chúng ta phải thay đổi, phải xóa bỏ. Văn bản hành chính hay thủ tục hành chính nào gây khó khăn cho doanh nghiệp, cản trở doanh nghiệp và người dân mà khi thay đổi không vi phạm luật thì nên bỏ. Tiền của dân mất đi cũng chính là tiền của Nhà nước, của cải của đất nước mất đi.

Thời gian còn làm đại biểu Quốc hội khóa XI, có dịp đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại Úc, tôi được nghe các nghị sĩ nước này nói rằng, trong 1 năm, họ có thể ban hành cả trăm văn bản luật, thậm chí có những văn bản luật soát xét chỉ sửa đổi, bổ sung vài điều cho phù hợp thực tế. Ở nước ta, Quốc hội làm luật cứ chờ 6 tháng đến phiên họp để soát xét một số văn bản luật thì có khi luật ban hành không còn phù hợp với cuộc sống.

Người Việt ta có truyền thống đoàn kết, thương yêu nhau, cần cù, tiết kiệm. Những năm qua, nguồn kiều hối từ nước ngoài gửi về cho người thân trong nước đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Nguồn lực của kiều bào rất lớn, nó còn mạnh hơn nhiều so với nguồn vốn vay nước ngoài, vấn đề là làm thế nào để thu hút được nguồn lực này. Hiện kiều bào vẫn chưa mạnh dạn đầu tư về nước, bởi họ cần sự rõ ràng trong các chính sách của Nhà nước.

Tôi rất vui khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Đầu tư sửa đổi được ban hành có những thay đổi rất mới, rất tích cực. Cái gì luật không cấm thì người dân được tự do kinh doanh.

Nhà nước cần động viên doanh nhân, tạo điều kiện cho doanh nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Cán bộ, công chức những người trực tiếp thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước phải làm đúng, làm nghiêm, làm công tâm để người dân và doanh nghiệp tin tưởng. Một khi nhân dân cùng đồng lòng, chính quyền từ địa phương đến Trung ương cùng nỗ lực vì lợi ích chung của dân tộc thì tôi tin, Việt Nam sẽ là quốc gia đáng sống và làm việc.

Tin bài liên quan