Lo doanh nghiệp trong nước mất cơ hội, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ từ chối lời đề nghị làm thuê với mức lương hấp dẫn để thu gom mật ong tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài và tự thành lập doanh nghiệp, một lòng hướng đến mục tiêu nâng tầm nông sản Việt.

Lo doanh nghiệp trong nước mất cơ hội, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ từ chối lời đề nghị làm thuê với mức lương hấp dẫn để thu gom mật ong tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài và tự thành lập doanh nghiệp, một lòng hướng đến mục tiêu nâng tầm nông sản Việt.

Doanh nhân Lư Nguyễn Xuân Vũ: “Không bán mình“, một lòng vì nông sản Việt

0:00 / 0:00
0:00
Lo doanh nghiệp trong nước mất cơ hội, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ từ chối lời đề nghị làm thuê với mức lương hấp dẫn để thu gom mật ong tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài và tự thành lập doanh nghiệp, một lòng hướng đến mục tiêu nâng tầm nông sản Việt.

Hóa giải khó khăn và nghịch lý thị trường

Hành trình trở thành Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên với 6 công ty thành viên và hơn 30 công ty con của TS. Lư Nguyễn Xuân Vũ là một chặng đường dài, từ chàng thanh niên quê Bến Tre bước vào Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đến việc thành lập cơ sở Xuân Nguyên từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 và vô vàn khó khăn sau đó...

Năm 2004, Lư Nguyễn Xuân Vũ thành lập doanh nghiệp tại Bến Tre, đến năm 2005 bắt đầu đưa đứa con tinh thần mang tên Xuân Nguyên lên TP.HCM lập nghiệp. Kể về lý do thành lập Xuân Nguyên, ông Vũ bộc bạch, bà con lối xóm quê ông nuôi ong khá nhiều, mật được thu với số lượng lớn nhưng không có đầu ra, giá lại rẻ, có thời điểm giá 1 kg mật ong chưa bằng giá 2 phần cơm. Do đó, ông muốn đưa sản phẩm của nông dân đến tay người tiêu dùng với giá tốt nhất, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân.

Khó khăn lớn nhất mà ông Vũ gặp phải trong hành trình trên là việc tiếp cận sản phẩm uy tín, chất lượng của người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt so với các doanh nghiệp nước ngoài.

“Mật ong Việt Nam thuộc tốp đầu thế giới về chất lượng và xếp thứ nhì châu Á về sản lượng, nhưng đa số người Việt lại đang sử dụng mật thứ phẩm. Mật ong Việt xuất thô với giá chưa đến 3 USD/kg, sau đó được nhà sản xuất nước ngoài xử lý, đóng gói bao bì đẹp bán ngược về Việt Nam với giá cao gấp mấy chục lần”, ông Vũ chia sẻ.

Trăn trở với nghịch lý trên, ông Vũ từ chối lời mời hợp tác của doanh nghiệp nước ngoài và bắt đầu đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Giai đoạn 2005 - 2006, mỗi năm Xuân Nguyên tham gia 100 - 200 hội chợ, triển lãm trong nước và không quá đặt nặng vấn đề doanh thu, mà xem đây là cơ hội đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

Điểm đặc biệt để mật ong Xuân Nguyên tự tin chinh phục khách hàng là Công ty thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chí để đảm bảo chất lượng như trong bán kính 15 km, doanh nghiệp sẽ kiểm tra số lượng các vùng trồng mà ong thường xuyên bay đến, không xịt thuốc cho cây trồng, vận chuyển mật ong về cơ sở sản xuất trong 24 giờ thu hoạch để bảo quản đúng cách, kiểm tra một số chỉ tiêu cơ bản, xét nghiệm, phân tích một số tiêu chí đã công bố và tiến hành sản xuất.

Sau 20 năm kiên trì phát triển, Xuân Nguyên đã chinh phục thành công người tiêu dùng nội địa. 40% sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trong nước tại các điểm bán lẻ trên toàn quốc. Đến năm 2008, các sản phẩm của Xuân Nguyên chính thức được phân phối tại các hệ thống siêu thị. Ngoài ra, Xuân Nguyên đã và đang phát triển tốt ở thị trường Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Malaysia…

Nâng tầm giá trị nông sản Việt

Xuân Nguyên không ngừng nghiên cứu và cho ra mắt hàng loạt sản phẩm nông sản với định hướng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng. Trong đó, 12 sản phẩm như mật ong hoa cà phê, hoa nhãn, mật ong rừng U Minh, rừng Tây Nguyên… chỉ là bước một trong hành trình nâng tầm giá trị nông sản Việt. Ở bước hai, Xuân Nguyên tiếp tục cho ra đời 12 sản phẩm giá trị gia tăng như hà thủ ô 5 trong 1, viên tam thất mật ong, mật ong nhân sâm… chú trọng hơn việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và tính tiện dụng cho người tiêu dùng.

“Chúng tôi vẫn kiên định lựa chọn đầu tư và góp phần phát triển nông nghiệp Việt Nam với tầm nhìn trở thành tập đoàn đa quốc gia về sản phẩm nông nghiệp bảo vệ sức khỏe. Điều đáng mừng là, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm. Do đó, khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng, giá phải chăng, thì không lo không có đầu ra”, ông Vũ khẳng định.

Thế mạnh của Xuân Nguyên là vùng nguyên liệu hơn 20 năm, từ đó có thể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao theo từng khu vực. Chẳng hạn, xuất phát điểm để Xuân Nguyên tạo ra sản phẩm hà thủ ô 5 trong 1 kết hợp hà thủ ô với đậu đen, táo tàu, ngưu tất và mật ong là tình trạng tóc bạc ở chị em phụ nữ khá sớm, dẫn đến việc kém tự tin trong giao tiếp.

Đặc biệt, sản phẩm mật ong rừng sữa ong chúa được lấy từ mật ong của khu vực rừng U Minh và Tây Nguyên - 2 khu vực được đánh giá có mật ong chất lượng cao nhất cả nước. Với phương pháp đặc chế theo tỷ lệ nhất định từ mật ong rừng nguyên chất và sữa ong chúa tươi, quá trình sản xuất giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao cần thiết cho người tiêu dùng.

Hiện tại, Xuân Nguyên có 6 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là bước đệm để thương hiệu có thể tiếp cận nhanh hơn người tiêu dùng trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, đại lý bán lẻ, sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội.

Từng có doanh nghiệp nước ngoài đề nghị ông Vũ từ bỏ Xuân Nguyên ở giai đoạn đầu phát triển để chuyển sang làm thuê với mức lương cực kỳ hấp dẫn. Qua đó, đối tác yêu cầu Xuân Vũ xây dựng nhà máy tại Tiền Giang và thu gom tất cả mật ong tại Việt Nam để vừa tiêu thụ trong nước với giá thành cao, vừa xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

CEO Xuân Vũ cho rằng, với hành động này của doanh nghiệp nước ngoài, thì doanh nghiệp ngành ong Việt Nam sẽ không còn cơ hội nào để xây dựng thương hiệu. Đây cũng là điểm nghẽn để nông nghiệp Việt Nam thực sự cất cánh, doanh nghiệp phát triển nông sản có thể nâng tầm và đưa sản phẩm ra thế giới.

Cùng nông dân làm giàu

Ý thức được sứ mệnh làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho nông dân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên luôn hướng tới mục đích của doanh nghiệp là tạo việc làm cho nhiều người, tối ưu hóa nguồn lực và tài nguyên của đất nước. Do đó, Xuân Nguyên luôn chú trọng việc hợp tác với hơn 1.300 nông hộ nuôi ong và hơn 300 nông hộ trồng nghệ trên cả nước.

“Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con nhỏ đang ở độ tuổi đến trường… được doanh nghiệp ưu tiên hợp tác. Khi có điều kiện quay trở lại, thấy đời sống của nhiều hộ có phần khá hơn, giáo dục cho trẻ em được cải thiện …, tôi cảm thấy mình có ích cho xã hội”, ông Vũ bộc bạch.

Từ thời điểm kinh doanh có lợi nhuận, Xuân Nguyên bắt đầu tham gia các hoạt động cộng đồng. Từ năm 2020, việc hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn được thực hiện nhiều hơn, doanh nghiệp tiến tới thành lập Hội chữ Thập đỏ Xuân Nguyên, Hội Cựu chiến binh Xuân Nguyên… để tham gia các hoạt động thiện nguyện như: phát thuốc miễn phí hàng tuần, hiến máu nhân đạo, tặng 250 suất ăn miễn phí mỗi ngày tại các bệnh viện…

Trong đại dịch Covid-19, chứng kiến sự vất vả, thiếu thốn của những người trực tiếp tham gia chống dịch, doanh nhân Lư Nguyễn Xuân Vũ đã quyết định dồn lực cho hoạt động từ thiện, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch bằng các hoạt động như: Bếp yêu thương - mỗi ngày cung cấp khoảng 600 suất ăn từ thiện cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện; vận chuyển hơn 5.000 chai nước mật ong - chanh - sả - gừng gửi tặng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, các F0 điều trị ở các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly trên địa bàn huyện Bình Chánh…

Mỗi năm, Xuân Nguyên dành tối thiểu 50% lợi nhuận để tham gia các hoạt động thiện. Chia sẻ về dự định trong tương lai, CEO Xuân Vũ cho biết, mục tiêu của ông từ khi làm kinh doanh là không chỉ đơn thuần vì lợi nhuận, mà còn vì trách nhiệm với cộng đồng, góp phần tạo sinh kế cho nông dân.

Trò chuyện với doanh nhân Lư Nguyễn Xuân Vũ

Được biết, ông là dân “tay ngang” khi tham gia sản xuất, chế biến nông sản…

Lựa chọn ngành nhân học, dân tộc học từ thời đại học, đến khi tiếp tục chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, tôi biết mình là dân “tay ngang” và đánh giá mình còn “yếu” trong quản trị kinh doanh. Nhưng nhờ ngành học này, tôi nhanh chóng nhận định được các vấn đề của xã hội, như dự báo thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp hơn, hiểu được hành động, tâm lý của người lao động để có giải pháp phù hợp, hiểu rõ văn hóa vùng miền để có thể gắn kết lâu dài với nông dân.

Xuân Nguyên gặp khó khăn gì khi nâng tầm giá trị nông sản Việt?

Có quá nhiều khó khăn. Thương hiệu quốc gia của Việt Nam không có mặt tại nhiều kênh phân phối quốc tế. Người tiêu dùng nước ngoài chưa biết nhiều đến các sản phẩm của doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp phải tự “bơi” ở thị trường quốc tế, tự gõ cửa các kênh phân phối, nên chưa đủ uy tín, hoạt động xúc tiến chưa mang lại hiệu quả nhiều, công nghệ sản xuất còn nhiều yếu kém. Doanh nghiệp ở các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã phát triển tiên tiến, hiện đại, nên mức độ hài lòng chưa cao khi đến thăm nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

“Điểm tựa” của Xuân Nguyên là hơn 16.000 điểm bán hàng...

Các điểm bán này chăm sóc khách hàng rất tốt trong 20 năm nay, nên chỉ tính riêng thị trường nội địa, doanh nghiệp bán ra 1-2 triệu sản phẩm/tháng, trong đó có khoảng 7 tấn mật ong/ngày. Đây là mức phát triển rất nhanh khi thời điểm mới khởi nghiệp, mỗi tháng doanh nghiệp bán ra gần 2 tấn mật ong là đã rất hài lòng rồi.

Tin bài liên quan