Đồng euro chạm mức thấp nhất trong hai thập kỷ do giá khí đốt tăng cao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Hai (22/8), đồng euro đã sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002 do giá khí đốt tiếp tục tăng cao làm gia tăng những lo ngại về nền kinh tế khu vực.
Đồng euro chạm mức thấp nhất trong hai thập kỷ do giá khí đốt tăng cao

Sự sụt giảm của đồng euro diễn ra khi giá khí đốt TTF ở châu Âu tăng hơn 10% lên mức cao 292,50 euro/MWh (85 USD/1 triệu BTU) và đóng cửa hôm 22/8 với mức cao kỷ lục. Tại Anh, giá khí đốt giao ngay đã tăng tới 33% lên 4,80 bảng Anh/therm (57 USD/1 triệu BTU).

Đồng euro sụt giảm mạnh so với đồng đô la

Đồng euro sụt giảm mạnh so với đồng đô la

Giá khí đốt TTF của châu Âu đã tăng lên hơn 14 lần so với mức trung bình trong thập kỷ qua, điều này có thể làm suy yếu ngành sản xuất công nghiệp ở lục địa châu Âu và đẩy khu vực này vào suy thoái. Những lo ngại về tình trạng thiếu hụt lan rộng trong mùa đông này đã khiến những người sử dụng khí đốt cố gắng khóa nguồn cung cấp, đẩy giá lên ngay cả khi lo ngại kinh tế tăng trưởng chậm lại nghiêm trọng.

Đồng euro đã giao dịch tương đương với đồng đô la vào tháng 7 nhưng sau đó đã tăng trở lại. Sự sụt giảm mới nhất phản ánh những lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng và sự gia tăng trên diện rộng của đồng đô la do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất mạnh hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Kit Juckes, chiến lược gia tại Société Générale cho biết: “Cuối mùa hè, đồng euro sẽ chịu áp lực trở lại, một phần vì đồng đô la tăng và một phần vì thanh gươm của Damoclean (sword of Damocles là một thuật ngữ thường được người phương Tây sử dụng để chỉ một hiểm nguy hoặc một phán quyết đang cận kề) treo trên nền kinh tế châu Âu sẽ không biến mất”.

Các nhà giao dịch cho biết, đợt tăng giá khí đốt mới nhất đã được kích hoạt bởi thông báo của Gazprom vào cuối ngày thứ Sáu (19/8) rằng họ đang lên kế hoạch bảo trì đường ống Nord Stream 1 đến Đức vào đầu tháng tới.

Gazprom đã cắt giảm công suất xuống chỉ còn 20% so với định mức, khiến giá khí đốt ở lục địa châu Âu tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 6.

Có những lo ngại rằng bất kỳ hoạt động bảo trì nào có thể được sử dụng như một cái cớ để đường ống khí đốt ngừng hoạt động kéo dài, với việc Moscow đã đổ lỗi cho việc giảm công suất do các lệnh trừng phạt của phương Tây làm gián đoạn lịch trình bảo trì bình thường của họ.

Chiến lược gia James Waddell tại Energy Aspects cho biết: “Nhiều dự báo rằng dòng chảy trên Nord Stream 1 sẽ không quay trở lại sau đợt bảo trì vào tháng 9. Chúng ta cần thấy nhu cầu tiêu thụ bổ sung đáng kể trong kịch bản đó để đảm bảo đủ nguồn cung cấp cho những người tiêu dùng ưu tiên như hộ gia đình và các dịch vụ thiết yếu, vì vậy nếu không cắt giảm tiêu dùng do chính phủ yêu cầu, chúng ta có nguy cơ thấy giá ngày càng cao”.

Với mức giá khí đốt tăng cao, mức tăng 10% hàng ngày hiện tạo ra một sự thay đổi lớn về mức tuyệt đối của giá khí đốt. Điều này tạo ra một trạng thái ảm đạm trước mùa Đông khi nhiều chính phủ chuẩn bị để bảo vệ người dân của họ khỏi những điều tồi tệ nhất của cú sốc khí đốt.

Châu Âu cần phải cạnh tranh với các nhà nhập khẩu LNG lớn của châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để đảm bảo số lượng LNG hạn chế không bị ràng buộc theo các thỏa thuận cung cấp dài hạn.

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG ở châu Á đã tăng lên trên 57 USD/1 triệu BTU trong khi một số khí đốt được chào giá khoảng 60 USD/1 triệu BTU.

Tin bài liên quan