Đức quay trở lại than đá khi vấn đề an ninh năng lượng vượt qua các mục tiêu khí hậu

Đức quay trở lại than đá khi vấn đề an ninh năng lượng vượt qua các mục tiêu khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đức đang tăng cường sự phụ thuộc vào than đá khi nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, ngay cả khi phải trả giá bằng các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng của mình.

Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện với tốc độ nhanh nhất trong ít nhất 6 năm qua. Đức cũng sẵn sàng trở thành một trong số ít các quốc gia tăng nhập khẩu than vào năm tới.

Trên toàn cầu, than đá đang quay trở lại khi các quốc gia tìm cách ngăn cản chi phí năng lượng tăng vọt gây ra suy thoái kinh tế. Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng năng lượng càng trở nên gay gắt sau khi Nga hạn chế nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. Đức hiện đang cố gắng cân bằng giữa ưu tiên ngắn hạn là củng cố an ninh năng lượng với mục tiêu dài hạn là không phát thải ròng.

Carlos Fernandez Alvarez, quyền giám đốc khí đốt, than đá và điện tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Mọi người đều đang giữ các mục tiêu khí hậu của mình, nhưng sự thật là khi phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc tiếp tục bật đèn hoặc giảm lượng khí thải carbon, lựa chọn là tiếp tục giữ cho đèn sáng”.

Đức có kế hoạch loại bỏ dần việc sử dụng than vào năm 2038, nhưng các nhà chức trách đang thúc đẩy mục tiêu thậm chí còn sớm hơn vào năm 2030. Để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay, nước này đã tạm thời đưa một số nhà máy than đã ngừng hoạt động trở lại hoạt động. Ở hầu hết các quốc gia, một lượng hạn chế công suất điện than cũng đang quay trở lại hoạt động".

Theo văn phòng thống kê liên bang Destatis, Đức hiện tạo ra hơn một phần ba lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than. Cơ quan này cho biết, điện năng từ sản xuất đốt than trong quý ba cao hơn 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế Đức cho biết trong một tuyên bố: “Lý tưởng nhất là loại bỏ than đá vào năm 2030. Trong bối cảnh khủng hoảng, điều quan trọng nhất là rõ ràng chúng ta đã thành công trong việc tiêu thụ ít năng lượng hơn đáng kể vào năm 2022, đặc biệt là khí đốt tự nhiên”.

Nguồn gốc của sự hồi sinh than đá

Sự hồi sinh than đá của Đức có hai nguyên nhân chính: nhiên liệu chuyển đổi từ khí đốt tự nhiên đắt tiền và nhu cầu điện gia tăng từ Pháp vì sản xuất điện ở nước này bị đình trệ do ngừng hoạt động lò phản ứng hạt nhân.

Giá khí đốt châu Âu đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong mùa hè và duy trì khoảng gấp đôi mức trung bình 5 năm vào thời điểm này trong năm. Đầu năm nay, các công ty bao gồm Tập đoàn điện Steag GmbH đã khôi phục công suất than do giá khí đốt tăng cao. Nhà sản xuất ô tô Volkswagen AG cũng gác lại kế hoạch ngừng sử dụng than đá tại cơ sở Wolfsburg ở Đức.

Mặc dù giá khí đốt và than đá gần đây đều giảm, nhưng việc đốt nhiên liệu bẩn hơn để sản xuất điện vẫn mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Guillaume Perret, người đứng đầu Công ty tư vấn năng lượng Perret Associates Ltd cho biết: “Than đang quay trở lại với vai trò là nguồn phát điện phụ tải cơ bản, vì than vẫn thu được nhiều lợi nhuận hơn so với khí đốt và vẫn còn tình trạng thiếu khí đốt”.

Theo Destatis, năm nay Đức cũng có thể sẽ trở thành nhà xuất khẩu điện ròng sang Pháp, đây là lần đầu tiên điều này xảy ra với mức kỷ lục kể từ ít nhất là năm 1990.

Theo ứng dụng tổng hợp dữ liệu lưới điện Electrical Maps, vào những thời điểm trong tháng này, điện của Đức trở nên gây ô nhiễm như điện được sản xuất ở Nam Phi và Ấn Độ, sau khi tốc độ gió thấp hơn đã hạn chế sản xuất năng lượng tái tạo và tiêu thụ than tăng vọt.

Xu hướng sắp tới

Có một số điểm sáng cho châu Âu có thể giúp khu vực tránh được việc đốt than. Giá khí đốt đã giảm do thời tiết ôn hòa trước đó đã đẩy lùi thời điểm bắt đầu mùa sưởi ấm và khu vực này đã ghi nhận mức nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở mức kỷ lục trong thời gian gần đây. Thêm vào đó, tồn kho khí đốt vẫn ở trên mức trung bình theo mùa.

Ngoài ra, điện hạt nhân ở Pháp đã bắt đầu hoạt động trở lại. Trong khi một số sự chậm trễ vẫn tiếp tục, tính khả dụng của lò phản ứng hạt nhân hiện ở mức khoảng 68%, so với khoảng 50% vào đầu tháng 11. Đức cũng có kế hoạch duy trì hoạt động của ba nhà máy hạt nhân còn lại cho đến chậm nhất là giữa tháng 4/2023.

Trong khi nhập khẩu than của châu Âu có khả năng tăng lên, nhưng chính xác bao nhiêu trong số đó thực sự được đốt để sản xuất điện là không thể đoán trước, đặc biệt là nếu thủy điện tăng trong khu vực, Đức cũng tăng sản lượng năng lượng tái tạo lên 2,9% trong quý ba so với cùng kỳ.

Fabian Hein, giám đốc dự án về chính sách của EU tại tổ chức tư vấn Agora Energiewende cho biết: “Việc tăng tốc triển khai năng lượng tái tạo là mấu chốt để đạt được sự chi phối năng lượng vào giữa thập kỷ này và các mục tiêu khí hậu năm 2030 của chúng ta”.

Tin bài liên quan