Giá dầu có chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2020 giữa những lo ngại về tăng trưởng

Giá dầu có chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2020 giữa những lo ngại về tăng trưởng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá dầu giảm tháng thứ ba liên tiếp và cũng là chuỗi giảm dài nhất trong hơn hai năm do lo ngại rằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và sức ép từ chiến lược Zero Covid của Trung Quốc.

Trong khi đó, châu Âu cũng đang bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể báo trước một cuộc suy thoái, trong khi đó ở Châu Á, tăng trưởng đã chậm lại ở Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.

Diễn biến hàng tháng của giá dầu WTI

Diễn biến hàng tháng của giá dầu WTI

Georgi Slavov, trưởng bộ phận nghiên cứu cơ bản toàn cầu của Marex cho biết: “Việc tiêu thụ các sản phẩm dầu và dầu thô không phù hợp với kỳ vọng ở hầu hết các nơi trên thế giới. Trong khi đó, vẫn có sự tích trữ nguồn cung nhất quán dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng và kết quả là chúng tôi đang thấy điểm yếu về giá này”.

Các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã nhấn mạnh cam kết thắt chặt chính sách tiền tệ do tin rằng việc tăng lãi suất là cần thiết để hạ nhiệt lạm phát nhanh chóng, điều này tạo thêm sóng gió cho tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch đang theo dõi một loạt các vấn đề liên quan đến nguồn cung có khả năng dẫn đến giá dầu tăng trở lại. Trong khi có những bất ổn đáng kể ở cả Libya và Iraq trong những ngày gần đây, sản lượng dầu ở cả hai thành viên OPEC dường như không bị ảnh hưởng cho đến nay.

Mặt khác, các cuộc đàm phán để khôi phục một thỏa thuận hạt nhân Iran có thể mở ra xuất khẩu dầu thô lớn hơn đang diễn ra và sản lượng của Nga đã được duy trì ở mức cao hơn kỳ vọng trước đó.

Carsten Fritsch, nhà phân tích của Comerzbank cho biết: “Nga đã có thể tìm được người mua ở châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ nói riêng và lần lượt có nhiều dầu hơn từ Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất khác được chuyển sang các nước phương Tây - điều đó cũng thúc đẩy nguồn cung cấp”.

Sự sụt giảm của giá dầu trong tháng 8 đánh dấu một giai đoạn mới nhất trong một năm đầy biến động. Giá dầu đã tăng cao hơn trong nửa đầu năm do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine, sau đó suy yếu trở lại khi các ngân hàng trung ương chuyển hướng và Moscow cố gắng giữ cho sản lượng dầu của mình tiếp tục lưu thông. Sự sụt giảm gần đây của dầu thô đã thúc đẩy Ả Rập Xê Út đưa ra ý tưởng liên minh OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng, mặc dù truyền thông Nga đưa tin rằng liên minh hiện không thảo luận về một động thái như vậy.

“Chủ đề chính là những kỳ vọng kinh tế vĩ mô bi quan, cùng với nguồn cung thắt chặt do hàng tồn kho thấp”, Zhou Mi, nhà phân tích tại Chaos Research Institute ở Thượng Hải cho biết.

Trong khi đó, dữ liệu kinh tế được công bố hôm thứ Tư (31/8) cũng nêu rõ những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt. Hoạt động của các nhà máy đã thu hẹp vào tháng 8 và là tháng thứ hai liên tiếp, với nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của Covid-19, cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản và tình trạng thiếu điện.

Giá hàng hóa nói chung và giá dầu thô nói riêng cũng phải đối mặt với áp lực từ đồng đô la tăng giá trong tháng này, khiến nguyên liệu thô đắt hơn đối với những người nắm giữ bên ngoài Mỹ. Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index đã tăng hơn 2% trong tháng 8 khi Cục Dự trữ Liên bang cam kết tăng lãi suất và chỉ số này đang tiến tới mức cao kỷ lục đã đạt được trong tháng 7.

Tin bài liên quan