Giá hàng hóa thiết yếu leo thang vì dịch bệnh và căng thẳng Nga-Ukraine

Dịch bệnh Covid19 phức tạp, tình hình quốc tế biến động do xung đột vũ trang Nga-Ukraine đã đẩy giá nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh…tăng cao.
Giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh...tăng mạnh do dịch bệnh và xung đột vũ trang Nga-Ukraine.

Giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh...tăng mạnh do dịch bệnh và xung đột vũ trang Nga-Ukraine.

Giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh… cho đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm trong nước đã gia tăng mạnh trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình quốc tế có nhiều biến động do xung đột vũ trang tại Ukraine.

Trong Công điện ngày 1/3 về tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh và xung đột giữa Nga - Ukraine, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, phối hợp kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường để thu lời bất chính.

Cơ quan Quản lý thị trường kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh Covid-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine.

Theo Bộ Công thương, giá cả vật tư, hàng hóa thiết yếu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ này triển khai các giải pháp bảo đảm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi sai phạm theo quy định.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố quyết liệt chỉ đạo công tác quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là đối với mặt hàng xăng dầu và thiết bị, vật tư y tế; báo cáo ngay, đồng thời đề xuất hướng xử lý đối với biến động bất thường về giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn được giao quản lý.

Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2022 tăng 1% so với tháng 1/2022 và tăng 1,42% so với cùng kỳ 2021.

So với tháng 1/2022, CPI tháng 02/2022 tăng 1%, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, chỉ 1 nhóm hàng giảm giá.

Tạo áp lực tăng giá mạnh mẽ nhất lên mặt bằng giá cả nói chung là giá xăng dầu. Thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt do xung đột giữa Nga và Ukraine, nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng trong khi nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế.

Giá dầu thế giới hôm 28/2 đã vượt mốc 100 USD/thùng, cụ thể giá dầu dầu Brent đã lên tới 105 USD/thùng.

Từ 15h chiều 1/3, liên Bộ Tài chính - Công thương đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần, giá E5 RON 92 tiếp tục tăng 545 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 547 đồng/lít. Như vậy, sau kỳ điều chỉnh này, giá xăng RON 95 đã tiến sát mốc 27.000 đồng.lít. Đây là lần tăng giá thứ 5 liên tiếp của mặt hàng này từ đầu năm 2022 đến nay.

Giá gas trong nước cũng tăng mạnh theo giá thế giới. Từ 1/3, mỗi bình gas loại 12 kg tăng thêm 42.000 đồng, vượt 500.000 đồng.

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp giá gas tăng vọt kể từ đầu năm 2022, gây thêm áp lực tiêu dùng cho người dân khi giá xăng và giá hàng hóa đều leo thang sau Tết. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào giá gas thế giới do nguồn cung nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Giá xăng dầu, giá gas đều tăng cao sẽ tạo thêm áp lực cho người tiêu dùng cũng như các ngành dịch vụ, sản xuất, đẩy giá thành sản các sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng lên.

Tin bài liên quan