Giá vàng hôm nay ngày 10/5: Vàng sẽ tăng lên mức 2.200 USD

Giá vàng hôm nay ngày 10/5: Vàng sẽ tăng lên mức 2.200 USD

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong khi vàng thế giới tiếp tục tăng và được dự báo có thể tăng lên mức 2.200 USD/ounce trong 9-16 tháng tới, thì giá vàng trong nước vẫn lình xình, thậm chí quay đầu giảm.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi tăng 100.000 đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 10/5 chưa có biến động, hiện niêm yết lần lượt ở mức 66,6 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 66,6 – 67,2 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 100.000 đồng/lượng so với hôm qua, hiện đứng ở mức 56,46 – 57,46 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 13 USD lên 2.034,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng quay đầu điều chỉnh nhẹ xuống mức 2.030,9 USD/ounce.

Giá vàng tương lai giao tháng 6/2023 trên sàn Comex New York tăng 9,7 USD, tương ứng tăng 0,48% lên 2.042,9 USD/ounce.

Giá vàng chỉ tăng nhẹ nhưng các nhà giao dịch kim loại quý đang dự báo những dữ liệu kinh tế tích cực ở Hoa kỳ sẽ sớm phát huy tác dụng đối với thị trường này.

Điểm dữ liệu trong tuần của Hoa Kỳ là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 vào sáng thứ Tư, dự kiến ​​sẽ tăng 5,0% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với báo cáo trong CPI tháng 3. CPI lõi tháng 4 được dự báo tăng 5,5% so với mức tăng 5,6% trong báo cáo tháng 3.

Một cuộc khảo sát cho vay ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang được công bố hôm thứ Hai cho thấy, các chủ ngân hàng đã cắt giảm các khoản vay cho khách hàng, điều này có khả năng giúp chế ngự lạm phát.

Vàng là một trong những tài sản có khả năng thanh toán tốt nhất vào năm 2023 là có lý do. Chester Ntonifor, trưởng chiến lược gia ngoại hối của BCA Research nói với Kitco News rằng, triển vọng vĩ mô và nhu cầu của nhà đầu tư hỗ trợ giá cao hơn.

BCA Research nhận thấy: Vàng sẽ tăng lên mức 2.200 USD trong vòng 9 - 16 tháng tới.

Động lực chính của vàng là đồng đô la Mỹ, vốn đã yếu đi. Và mặc dù Chester Ntonifor, trưởng chiến lược gia ngoại hối của BCA Research, coi xu hướng phi đô la hóa toàn cầu là hơi cường điệu, nhưng ông coi đồng bạc xanh được định giá quá cao khoảng 20%.

"Đồng đô la Mỹ từng chiếm khoảng 70% dự trữ toàn cầu vào đầu năm 2000. Hiện tại, nó đã giảm xuống còn 60%. Tỷ trọng của vàng đã tăng từ 6% năm 2015 lên 10%", Ntonifor nói nhưng cũng cho biết thêm: "Việc phi đô la hóa không phải là điều gì đó sắp xảy ra. Dữ liệu của IMF cho thấy các giao dịch bằng đô la Mỹ vẫn đang gia tăng trên khắp thế giới".

Với mức giá khoảng 2.030,9 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 58,53 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 8,69 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 101,62 điểm.

Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 10/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.630 đồng/USD, tăng 9 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.449 – 24.812 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.450 đồng/USD ở chiều mua vào và 24.761 đồng/USD ở chiều bán ra.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 23.200 – 23.700 đồng/USD.

Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.360 đồng/USD và bán ra là 23.460 đồng/USD.

Tin bài liên quan