Giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ cho khách vay

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bên cạnh nỗ lực giảm lãi suất cho vay hiện đã về mức trước đại dịch Covid-19, các ngân hàng còn có nhiều động thái tái cơ cấu nợ cho doanh nghiệp nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM:

Lãi suất tiền gửi và cho vay đã trở lại như giai đoạn trước dịch Covid-19 (lãi suất duy trì sự ổn định và tốt nhất đối với nền kinh tế trong cả vai trò giữ ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng).

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM

Khoảng 63% dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM hiện có lãi suất phổ biến dưới 9,75%/năm; số còn lại phổ biến dưới 10,53%/năm (chủ yếu là những khoản dư nợ vay trung và dài hạn). Đây là kết quả định lượng và cho thấy hiệu quả của cơ chế chính sách về lãi suất, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và sự chia sẻ từ các tổ chức tín dụng khi chủ động giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn thông qua cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đến nay, trên địa bàn TP.HCM có 29.726 khách hàng được cơ cấu lại nợ, với tổng dư nợ 36.543 tỷ đồng, chiếm 38% cả nước. Nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi. Dư nợ cho vay ngoại tệ đạt khoảng 172.000 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cuối năm 2022; dư nợ cho vay 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên (trong đó có xuất khẩu) đạt khoảng 200.000 tỷ đồng, với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND dưới 4%/năm.

TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Sức cầu vốn của nền kinh tế hiện còn yếu, nên việc giảm thêm lãi suất chỉ là điều kiện cần để thúc đẩy tín dụng. Điều kiện đủ là các doanh nghiệp phải có đơn hàng, có đầu ra thì mới vay vốn để đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh. Để doanh nghiệp có được đơn hàng, chúng ta cần tập trung vào chính sách kích cầu. Cầu quốc tế là yếu tố bị động, nhưng cuối năm, tình hình xuất khẩu thường tích cực và lượng đơn hàng hiện nay bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, song có thể phải chờ thêm mới thấy rõ sự cải thiện. Còn về phía cầu trong nước, kỳ vọng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng sẽ kích thích chi tiêu.

TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM

TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Tuy nhiên, thời gian còn lại của năm 2023 không còn nhiều và có những doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng nhưng không đủ điều kiện vay vốn như thiếu tài sản bảo đảm. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm nay nhiều khả năng chỉ đạt 10 - 11%, nếu cao hơn thì cũng chỉ khoảng 12%.

Ông Nguyễn Đình Tùng , Tổng giám đốc OCB:

Mặt bằng lãi suất nhiều khả năng sẽ giảm thêm trong quý cuối năm, song mức giảm dự kiến không nhiều. Lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp hiện giảm khá sâu so với cuối năm 2022 (giảm 3 - 4%/năm), lãi suất cho vay lưu động phổ biến từ 7 - 8%/năm, còn vay vốn trung và dài hạn từ 8 - 9%/năm. Kinh tế đang dần tốt lên và khả năng cuối năm nay hoặc đầu năm tới, nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tăng trưởng trở lại, nhất là ở lĩnh vực xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đình Tùng , Tổng giám đốc OCB

Ông Nguyễn Đình Tùng , Tổng giám đốc OCB

Từ trước đến nay, OCB luôn nhất quán trong chiến lược kinh doanh, tập trung vào một số phân khúc như khách hàng có thu nhập trung bình khá, những người buôn bán, hộ kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. OCB đồng hành với khách hàng cả khi thị trường khó khăn cũng như thuận lợi, nên hoạt động cho vay sản xuất - kinh doanh của khối bán lẻ tăng trưởng tích cực. Tính đến 30/9/2023, tổng tài sản của OCB đạt 216.755 tỷ đồng, tăng 11,7%; dư nợ thị trường 1 đạt 136.105 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2022 và hoàn thành 92% kế hoạch năm 2023, nhờ tích cực triển khai các gói cho vay với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản.

Tin bài liên quan