Giao dịch chứng khoán phiên sáng 12/4: Nhà đầu tư tiếp tục xả hàng, VN-Index mất gần 20 điểm

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 12/4: Nhà đầu tư tiếp tục xả hàng, VN-Index mất gần 20 điểm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chưa có thêm thông tin mới tích cực nào đến với thị trường sau những ngày nghỉ lễ, lực bán tiếp tục lấn át.

Trong phiên cuối tuần trước, tâm lý bên mua thận trọng ngày từ sớm, trong khi bên bán cũng giao dịch cầm chừng khiến VN-Index biến động nhẹ quanh tham chiếu và lực bán gia tăng về cuối khiến chỉ số đổ đèo về sắc đỏ.

Dù vậy, sau khi thủng mốc 1.490 điểm, lực cầu được kích hoạt đã giúp thị trường bật ngược đi lên. Tuy nhiên, áp lực bán quay trở lại khiến VN-Index nới rộng đà giảm và để mất thêm hơn 20 điểm khi đóng cửa.

Sau ba ngày nghỉ lễ, phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới sáng nay 12/4, thị trường tiếp tục diễn biến xấu ngay từ sớm, với lực bán gia tăng mạnh trên bảng chính, có thời điểm đã hơn 350 mã giảm trên HOSE và chưa đầy 100 mã tăng, trong khi trụ đỡ là rổ VN30 chỉ còn một vài mã xanh và đều chỉ xanh nhạt đã khiến VN-Index đổ đèo và rơi về quanh vùng hỗ trợ 1.470 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục chịu áp lực mạnh nhất với hàng loạt mã FLC, ROS, AMD, HAI và PTL, OGC đều giảm sàn từ rất sớm, trong đó, họ FLC lượng dư bán dần chất đống trên bảng điện tử.

Các cổ phiếu CII, DHG, DLG, FRT, HAG, GEG, TLH, EVE, CTD, PTC, HAR, YEG giảm từ 3 đến hơn 5%.

Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, HAG-HNG, HQC, DXG, APH, SCR, TSC, NKG…cũng đang chìm trong sắc đỏ. Trong khi đó, nhóm BCG, GEX, HSG, ITA, VND, ASM, KBC, DPM, IDI đang cố gắng níu giữ sắc xanh.

Càng giao dịch, áp lực bán càng gia tăng và trên khắp các nhóm ngành, khiến VN-Index kết thúc phiên sáng giảm thêm gần 20 điểm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE chỉ còn 62 mã tăng, trong khi có tới 405 mã giảm, VN-Index giảm 19,53 điểm (-1,32%), xuống 1.462,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 381,6 triệu đơn vị, giá trị 11.637 tỷ đồng, tăng hơn 7% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 7 triệu đơn vị, giá trị 373,4 tỷ đồng.

Các bluechip trong rổ VN30 chỉ còn VPB, MSN và VJC tăng điểm, ACB đứng tham chiếu, còn lại đều giảm.

Trong đó, VPB phiên này nhích 1,7% lên 39.450 đồng, khớp lệnh cao nhất trong nhóm và cũng là lớn nhất HOSE với 17,9 triệu đơn vị.

Cổ phiếu MSN tăng 1% lên 125.000 đồng trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 5:1.

Trong khi đó VJC xanh nhạt +0,5% lên 139.100 đồng.

Ở nhóm giảm, BVH phiên này đổ đèo nhanh nhất và -3,5% xuống 61.300 đồng, tiếp theo là BID -2,9% xuống 40.700 đồng, GAS -2,5% xuống 107.500 đồng, SSI -2,4% xuống 41.950 đồng, MBB -2,3% xuống 32.450 đồng, VHM cũng giảm 2,3% xuống 73.400 đồng và là cổ phiếu tạo gánh nặng lớn nhất cho chỉ số với gần 2,2 điểm tiêu cực.

Các mã khác như PNJ, PDR, POW, MWG, GVR, HPG, VRE giảm từ 1,5% đến 2,2%, còn lại giảm nhẹ từ 0,2% đến 1,2% là VNM, NVL, KDH, TCB, HDB, FPT, VIC, VCB…

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sắc xanh lác đác tại GEX, HSG, ITA, ASM, KBC, HT1, DPM, DCM, IDI, FCN, QBS với mức tăng khiêm tốn, riêng IDI khởi sắc +4,4% lên 25.900 đồng, khớp từ 1,59 triệu đến 9,48 triệu đơn vị.

Thanh khoản thấp hơn, nhưng có mức tăng khá đáng kể có ACL +4,4% lên 23.800 đồng và ba cổ phiếu logistics là STG +4,4% lên 33.000 đồng, HAH +3% lên 93.800 đồng, SFI +2,9% lên 82.900 đồng.

Ở chiều ngược lại, nhóm nhà FLC bị bán tháo, khi toàn bộ FLC, ROS, AMD, HAI đều giảm sàn, với FLC và ROS khớp 9,68 triệu và 7,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn 13,9 triệu và 12,3 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu khác như TGG, FTM, OGC, EVE, PTL, VIP, UDC cũng giảm hết biên độ.

Giảm sâu khác không ít như TMT, TLH, FRT, TDG, ASP, YEG, SKG, HHS, PXS, DLG, VTO, CTD, NVT, PTC, APG, khi giảm từ 5% đến 6,6%.

Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, lực bán cũng lớn khiến HAG -4,4% xuống 11.850 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau VPB trên sàn với 12,68 triệu đơn vị, HQC -6,7% xuống 7.000 đồng, khớp hơn 12,63 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu khác như HNG -2%, DXG -4,3%, SHB -3,5%, APH -3,2%, NKG -4,9%, SCR -4,7%, CII -3,9%, VIX -3,9%, TSC -3,5%, AAA -2,3%, LDG -3,7%, TTF -3,7%, khớp lệnh từ 2,2 triệu đến 7,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index sau gần nửa đầu phiên cố gắng giữ sắc xanh, cũng đã rơi dần và giảm khá mạnh khi lực bán gia tăng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 42 mã tăng và 182 mã giảm, HNX-Index giảm 7,45 điểm (-1,73%), xuống 424,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 54,3 triệu đơn vị, giá trị 1.472,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,4 triệu đơn vị, giá trị 12,4 tỷ đồng.

Các cổ phiếu còn tăng không nhiều, chỉ còn IDC, TNG, CTC ở nhóm thanh khỏa cao, nhưng cũng chỉ là xanh nhạt, trong khi ở nhóm vốn hóa lớn, NVB là cái tên gần như duy nhất làm điểm đỡ khi +2,3% lên 40.100 đồng.

Còn lại đều giảm, với KLF và ART có liên quan đến FLC giảm mạnh 7,5% và 8,8% xuống 4.900 đồng và 7.300 đồng.

Các cổ phiếu giảm sâu khác còn có SHS -6,3% xuống 36.000 đồng, PVS -6% xuống 31.500 đồng, PVC -6,8% xuống 21.800 đồng, CEO -4% xuống 57.200 đồng, TAR -4,9% xuống 32.700 đồng, TVC -3,8%, MBG -3,9%, AMV -3,7%, APS -5,3%, MBS -3,6%, SRA -4,6%, NDN -3,2% và KVC cùng PVL giảm sàn.

Đây cũng là những cổ phiếu có khối lượng cao nhất sàn, khớp từ 0,43 triệu đến 1,.73 triệu đơn vị, riêng PVS khớp 4,76 triệu đơn vị và SHS khớp 5,21 triệu đơn vị - cao nhất sàn.

Trên UpCoM, diễn biến cũng không khác biệt, khi UpCoM-Index duy trì được sắc xanh trong nửa đầu phiên và cắm đầu đi xuống dưới tham chiếu do lực bán gia tăng.

Trong khoảng 50 cổ phiếu thanh khoản cao nhất, chỉ còn VTD, PGB, SSH tăng điểm, cùng VGU, VUA, STH đứng tham chiếu.

Còn lại đều kết phiên trong sắc đỏ, trong đó, BSR phiên này khớp lệnh cao nhất với 3,9 triệu đơn vị, giảm 3,8% xuống 25.600 đồng, VHG khớp hơn 3,29 triệu đơn vị, giảm 8,9% xuống 8.200 đồng.

Cũng có hơn 3 triệu đơn vị được khớp là ABB, và cũng giảm khá mạnh -3,8% xuống 15.200 đồng.

Các cổ phiếu phía sau đều giảm từ 3% đến hơn 5% như VGT, OIL, BOT, G36, LMH, PXL LTG, DRI…

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 1,05 điểm (-0,92%), xuống 112,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,3 triệu đơn vị, giá trị 701,36 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,32 triệu đơn vị, giá trị 17,7 tỷ đồng.

Tin bài liên quan