Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung San trong buổi lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức trực tuyến vào ngày 15/11/2020. Nguồn: AFP

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung San trong buổi lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức trực tuyến vào ngày 15/11/2020. Nguồn: AFP

Global Times: Trung Quốc không phải là "đế chế bành trướng" sau ký kết RCEP

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Tờ Global Times do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn hôm Chủ nhật (15/11) đã tuyên bố rằng việc ký kết thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới vào cuối tuần qua chứng tỏ rằng Trung Quốc không phải là “đế chế bành trướng” như Mỹ và các nước phương Tây nhìn nhận.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy Trung Quốc có thể làm việc với các quốc gia khác “theo cách hiệu quả và cùng có lợi”, tờ Global Times viết.

“Đây là cách cơ bản cho sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đã tìm kiếm một chế độ win-win và all-win ngay từ đầu và giống như lăn quả cầu tuyết và tích lũy được một số lượng lớn các lợi ích chung trên toàn thế giới”, Global Times cho biết.

“Một số giới tinh hoa của Mỹ và phương Tây thực sự đi sau thời đại trong cách suy nghĩ của họ khi xem Trung Quốc là một 'đế chế bành trướng' và coi tất cả sự hợp tác mở rộng của Trung Quốc với bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào là một phần của 'chiến lược mở rộng'. Thực tế, họ đã thực sự hiểu sai về Trung Quốc, về thời đại này cũng như thế giới”, Global Times nói thêm.

RCEP bao gồm gần 1/3 nền kinh tế toàn cầu và dân số thế giới, đã được Trung Quốc và 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ký kết vào Chủ nhật (15/11). 14 nền kinh tế tham gia khác là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Tương tự, CGTN – một kênh tin tức thuộc sở hữu của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết, cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với khu vực không phải là “gây hấn” mà là “ngoại giao có cân nhắc kỹ lưỡng”.

“Ngoài ra, điều mà phương Tây nên hiểu là Trung Quốc là một phần không thể thiếu và cốt lõi của nền kinh tế khu vực và toàn cầu, và hiệp ước thương mại này là sự khẳng định điều đó”, CGTN cho biết.

“Những ý tưởng như 'tách rời' với Trung Quốc là vô nghĩa và RCEP cho thấy rằng các quốc gia theo đuổi ý tưởng đó có khả năng sẽ nằm ngoài lực hấp dẫn kinh tế của thế giới”, CGTN cho biết.

CGTN nhấn mạnh các thỏa thuận thương mại khác mà Bắc Kinh đã đàm phán kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017. Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã áp dụng mức thuế trừng phạt đối với một số đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc, Canada và Liên minh châu Âu.

CGTN cho biết, trái ngược với Mỹ, Trung Quốc đã đạt được các thỏa thuận mới với Campuchia cũng như Liên minh Kinh tế Á - Âu bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Trung Quốc cũng nâng cấp các thỏa thuận thương mại hiện có với New Zealand và Singapore để bảo vệ Bắc Kinh.

Những thỏa thuận đó sẽ “làm giảm nỗ lực của Mỹ nhằm tách Trung Quốc khỏi nền kinh tế toàn cầu”, CGTN cho biết.

“Trên thực tế, Trung Quốc đã phản ứng với các thách thức của Mỹ mà không phải thông qua đối đầu trên các phương tiện truyền thông giật gân mà là thông qua việc tăng cường hội nhập với các nước khác và đặt ra tương lai thương mại của mình”, CGTN nhấn mạnh.

“RCEP bao gồm nhiều đồng minh của Mỹ. Việc họ đồng ý với thỏa thuận này là một lời khẳng định rằng Trung Quốc sẽ vẫn là một đối tác kinh tế nội tại của họ và khu vực cuối cùng sẽ làm việc và hợp tác cùng nhau”, CGTN cho biết thêm.

Tin bài liên quan