Goldman Sachs: Giá ​​hàng hóa sẽ tiếp tục tăng do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine

Goldman Sachs: Giá ​​hàng hóa sẽ tiếp tục tăng do cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Goldman Sachs kỳ vọng giá các hàng hóa mà Nga là nhà sản xuất chính sẽ tăng và nâng dự báo giá dầu Brent trong ngắn hạn khi phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị đối với Moscow vì cuộc xung đột vũ trang với Ukraine.

"Phạm vi kết quả về giá trong ngắn hạn đối với các mặt hàng đã trở nên cực kỳ khó lường do lo ngại về leo thang quân sự hơn nữa, các lệnh trừng phạt năng lượng hoặc khả năng về kết quả của một cuộc đàm phán”, Goldman cho biết trong một lưu ý cho khách hàng vào Chủ nhật (27/2).

Sự cô lập về kinh tế và chính trị của Nga ngày càng sâu sắc vào thứ Hai (28/2) khi các lực lượng của nước này gặp phải sự kháng cự gay gắt ở thủ đô Ukraine và các thành phố khác trong cuộc xung đột lớn nhất nhằm vào một quốc gia châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

Hơn nữa, "chúng tôi kỳ vọng giá tiêu thụ các mặt hàng mà Nga là nhà sản xuất chính sẽ tiếp tục tăng - bao gồm dầu, khí đốt châu Âu, nhôm, palađi, niken, lúa mì và ngô", Goldman Sachs cho biết.

Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent trong từ 95 USD/thùng trước đó lên 115 USD/thùng trong vòng một tháng với "rủi ro tăng giá đáng kể khi leo thang hơn nữa hoặc gián đoạn lâu hơn”.

Hôm thứ Hai (28/2), giá dầu Brent tăng cao hơn hẳn mốc 100 USD/thùng khi cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng sâu sắc, trong khi giá dầu thô WTI ở gần 96 USD/thùng.

"Sự leo thang gần đây với Nga tạo ra rủi ro lạm phát tăng cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế suy yếu đối với nền kinh tế nói chung, do giá năng lượng cao hơn, điều này củng cố niềm tin của chúng tôi về giá vàng cao hơn trong những tháng tới và mục tiêu giá 2.150 USD/ounce của chúng tôi", Goldman Sachs cho biết.

Giá vàng giao ngay hôm thứ Hai (28/2) đang được giao dịch ở mức hơn 1.900 USD/ounce và cũng là tháng tăng tốt nhất kể từ tháng 5/2021.

Vai trò độc nhất của vàng như là đơn vị tiền tệ cuối cùng có thể sẽ rõ ràng nếu các hạn chế đối với việc ngân hàng trung ương Nga tiếp cận nguồn dự trữ nước ngoài khiến nước này tận dụng các kho dự trữ vàng lớn trong nước để tiếp tục ngoại thương, rất có thể là với Trung Quốc", Goldman Sachs cho biết.

Tin bài liên quan