Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP

Hàng loạt chính sách của ông Trump có thể bị đảo lộn trong ngày ông Biden nhậm chức

0:00 / 0:00
0:00
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden dự định ký hàng chục sắc lệnh hành pháp và trình Quốc hội những dự luật có sức ảnh hưởng sâu rộng ngay trong những ngày đầu nắm quyền Nhà Trắng.

Động thái này là nhằm lấn át và bãi bỏ những chính sách quan trọng mà ông Donald Trump đã ban hành liên quan đến vấn đề nhập cư và biến đổi khí hậu, đồng thời tăng cường khả năng ứng phó của chính phủ Mỹ với cuộc khủng hoảng Covid-19. Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 (giờ Mỹ).

Dưới đây là những động thái chính sách mà chính quyền Joe Biden có thể áp dụng, được hãng tin Reuters tổng hợp từ nội dung phỏng vấn một số cố vấn và những cam kết tranh cử của ông Biden cũng như những hé lộ gần đây của Chánh văn phòng Nhà Trắng sắp bổ nhiệm Ron Klain.

Đối với đại dịch Covid-19, chính quyền của ông Biden sẽ tìm cách thúc đẩy gói kích thích tài khóa 1.900 tỷ USD nhằm đẩy nhanh quá trình phân phối vaccine Covid-19 tại Mỹ, đồng thời hỗ trợ tài chính đối với hàng triệu người Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

- Áp dụng yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại các trụ sở/tòa nhà của cơ quan công quyền, trên máy bay và xe buýt.

- Gia hạn các khoản hỗ trợ đối với các khoản vay của sinh viên liên bang và gia hạn lệnh trục xuất.

- Ký ban hành một sắc lệnh hành pháp giúp các trường học và doanh nghiệp mở cửa trở lại một cách an toàn, mở rộng xét nghiệm Covid-19, và thiết lập các tiêu chuẩn sức khỏe cộng đồng rõ ràng hơn.

- Chỉ đạo các cơ quan liên bang lập tức triển khai hỗ trợ kinh tế đối với các gia đình có lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

- Đưa Mỹ tham gia trở lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trước đó Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi tổ chức này với cáo buộc WHO không giám sát đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Về biến đổi khí hậu, chính quyền ông Biden được cho là sẽ đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi hhí hậu - một thỏa thuận không mang tính ràng buộc giữa gần 200 quốc gia cách đây 5 năm, nhằm tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Năm 2016, Tổng thống Trump thề rút Mỹ ra khỏi hiệp định trên. Đến tháng 11/2020, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

- Kích hoạt lại các giới hạn ô nhiễm khí mêtan đối với hoạt động dầu mỏ mà đã bị Tổng thống Trump bãi bỏ trước đó.

- Áp dụng chương trình mua sắm chính phủ liên bang với khoản chi 500 tỷ USD mỗi năm, nhằm định hướng các cơ sở/cơ quan sử dụng năng lượng sạch nhiều hơn và mua sắm các phương tiện không phát thải.

- Cấm thực hiện các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt mới ở các vùng đất công và vùng lãnh hải, bao gồm cả Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia ở Bắc cực (ANWR).

- Hủy bỏ giấy phép dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL trị giá 9 tỷ USD nhằm vận chuyển dầu mỏ từ Canada về Mỹ.

Về chính sách nhập cư, chính quyền ông Biden dự kiến sẽ bãi bỏ lệnh cấm đi lại từ một số quốc gia mà người đạo Hồi chiếm đa số.

- Trình Quốc hội Mỹ một dự luật nhập cư có tác động sâu rộng đến xã hội Mỹ, đặc biệt có thể hợp pháp hóa hàng triệu người nhập cư ở Mỹ mà không cần giấy phép.

- Khôi phục chương trình có lợi cho "những người ôm giấc mơ Mỹ", những người được đưa đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ và cư trú tại nước này.

- Đảo ngược chính sách của ông Trump về chia tách cha mẹ nhập cư khỏi con cái của họ ở khu vực biên giới, bao gồm việc chấm dứt việc truy tố cha mẹ vì vi phạm quy định nhập cư nhỏ và ưu tiên đoàn tụ cho bất kỳ trẻ em nào bị tách khỏi gia đình.

- Đặt dấu chấm hết đối với tuyên bố khẩn cấp quốc gia của ông Trump về việc cho phép dùng quỹ liên bang từ Bộ Quốc phòng để xây dựng bức tường dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico.

- Yêu cầu lập tức xem xét áp dụng Tình trạng được bảo vệ tạm thời (TPS) - một chương trình cung cấp tình trạng pháp lý tạm thời cho người nhập cư nhất định tại Mỹ không thể tìm được nơi cư trú an toàn tại đất nước của họ do bạo lực hay thảm họa thiên nhiên.

Tin bài liên quan