Hoạt động IPO ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trầm lắng trong quý I/2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau quý kém nhất trong 5 năm đối với đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Châu Á Thái Bình Dương, hoạt động này dự kiến sẽ cải thiện ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản trong khi các giao dịch của Trung Quốc có thể vẫn thưa thớt.
Hoạt động IPO ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trầm lắng trong quý I/2024

Doanh số IPO trên toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương đã giảm xuống còn 11 tỷ USD trong quý I, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, và đây cũng là mức thấp nhất trong một quý kể từ đầu năm 2019 dựa theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Trong khi hoạt động IPO đang quay trở lại các địa điểm lớn ở châu Âu và Mỹ, thì sự chậm lại ở châu Á chủ yếu là do quyết định của Trung Quốc tăng cường giám sát hoạt động chào bán cổ phiếu mới trong nước khi nước này cố gắng nâng cao niềm tin vào thị trường chứng khoán, chủ yếu thông qua các giao dịch thứ cấp. Các thương vụ IPO lớn ở Hồng Kông (Trung Quốc) cũng biến mất trong bối cảnh lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc. Hiện Hồng Kông chưa tổ chức đợt chào bán nào lớn hơn 1 tỷ USD kể từ tháng 10/2022.

Hoạt động IPO ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trầm lắng trong quý I/2024 ảnh 1

Hoạt động IPO ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trầm lắng trong quý I/2024

Tập đoàn Syngenta đã rút đơn đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng với giá trị 9 tỷ USD tại Thượng Hải vào tuần trước, một đòn giáng nữa vào thị trường chứng khoán Trung Quốc sau khi Alibaba Group Holding hủy bỏ kế hoạch niêm yết đơn vị hậu cần Cainiao Smart Logistics Network.

Ở những nơi khác trong khu vực, hoạt động IPO có thể huy động được hàng trăm triệu đô la đang xuất hiện. Tại Hàn Quốc, công ty dịch vụ hàng hải HD Hyundai Marine Solution Co. đang lên kế hoạch IPO và dự kiến thu về tới 742 tỷ won (550 triệu USD) trong tháng này. Dù được định giá ở mức thấp nhất nhưng đây sẽ là đợt IPO lớn nhất ở Seoul kể từ đầu năm 2022.

Ấn Độ đã tổ chức một loạt các hoạt động IPO kể từ đầu tháng 1, thu hút sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý trong tháng qua. Tuy nhiên, với nhu cầu về cổ phiếu trong nước vẫn ở mức cao, các đợt chào bán lớn hơn 100 triệu USD dự kiến sẽ được đưa ra thị trường.

Trong khi đó, một cổ đông lớn của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Bharti Hexacom Ltd. trong tuần này sẽ bắt đầu bán cổ phần của công ty và có thể huy động được số tiền lên tới 42,8 tỷ rupee (513 triệu USD).

Tại Nhật Bản, cổ phiếu của nhà điều hành chuỗi cửa hàng Trial Holdings Inc. đã tăng 70% kể từ khi niêm yết vào ngày 21/3, điều này được kỳ vọng có thể thúc đẩy tâm lý cho những người mới tham gia khác khi lợi nhuận cải thiện và làm sống lại sự lạc quan trên thị trường địa phương. Đây là đợt IPO trị giá 38,85 tỷ yên (253 triệu USD) và cũng là là đợt IPO lớn nhất ở Tokyo kể từ tháng 10.

“Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn hoạt động tốt, trong khi thị trường IPO của Ấn Độ sẽ rất mạnh…Tâm lý chung của thị trường là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của thị trường sơ cấp và chúng tôi nhận thấy tâm lý tốt ở cả hai thị trường này”, Rajat Agarwal, chiến lược gia cổ phiếu châu Á tại Societe Generale SA cho biết.

Trong khi đó, tại Hồng Kông, mặc dù có truyền thống là một trong những địa điểm niêm yết bận rộn nhất thế giới nhưng tình trạng trầm lắng có thể sẽ tiếp tục xảy ra khi các công ty Trung Quốc đứng ngoài cuộc sau khi các thỏa thuận được đề xuất của Syngenta và Alibaba bị hủy bỏ.

Tin bài liên quan