HSBC, Goldman Sachs... bị cáo buộc gian lận giá kim loại quý

HSBC, Goldman Sachs... bị cáo buộc gian lận giá kim loại quý

(ĐTCK) Goldman Sachs Group Inc và HSBC Holdings Plc đang phải đối mặt với một vụ kiện ở New York về việc họ bị cáo buộc đã có âm mưu thao túng giá các kim loại quý như bạch kim và palladium trong suốt 8 năm liền.

Theo luật sư của nguyên đơn là Hãng thiết kế và lắp đặt Modern Settings LLC, đây là lần đầu tiên một vụ kiện kiểu này xuất hiện tại Mỹ.

Cùng với Goldman Sachs Group Inc và HSBC Holdings Plc, Ngân hàng Standard Group Ltd và một công ty kim loại nhỏ thuộc BASF SE - tập đoàn hóa chất lớn nhất thế giới, cũng bị khởi tố. Theo đơn khiếu nại hôm 25/11 tại Tòa án quận Manhattan, 4 công ty này đã sử dụng thông tin nội bộ liên quan đến các đơn đặt hàng của khách hàng và kiếm lợi nhuận từ việc biến động giá các kim loại được sử dụng để sản xuất các sản phẩm trang sức trên xe hơi.

Một số cáo buộc gần giống với vụ việc này cũng đã xuất hiện trong khoảng 1 năm trở lại đây tại Manhattan khi các cá nhân, tổ chức buộc tội các ngân hàng gian lận giá chuẩn cho vàng. Chính quyền các nước trên toàn thế giới đang nghiên cứu thị trường vàng và xem xét các dấu hiệu của hành vi sai trái dạng này.

Theo đó, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ thắt chặt hơn các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và cách thức vận hành thị trường sau khi phát hiện ra những gian lận giá và lãi suất liên ngân hàng. Tháng 8 vừa qua, giá của kim loại bạc đã được thiết lập lại và trở thành kim loại quý đầu tiên có thể thay thế vàng. Intercontinental Exchange Inc (ICE - mạng lưới các sàn giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ toàn cầu cho thị trường tài chính và hàng hóa) sẽ chạy bạc thay cho việc ấn định vàng 95% tại London. Một cơ chế mới cho giao dịch bạch kim và palladium cũng sẽ được bắt đầu từ 1/12 tới.

Michael DuVally - phát ngôn viên của Goldman Sachs và phát ngôn viên của HSBC, Juanita Gutierrez, từ chối bình luận về vụ việc này. Tương tự, phát ngôn viên của Ngân hàng Standard Johannesburg, không có phản hồi nào khi báo giới liên lạc bằng email. Công ty kim loại thuộc Tập đoàn BASF cũng không đưa ra bất cứ ý kiến bình luận gì.

Theo đơn khiếu nại, các kim loại quý được sử dụng là nguyên liệu chính để sản xuất các đồ trang sức trên xe hơi và sản xuất bộ chuyển đổi xúc thải khí độc cho các loại xe. Theo ước tính của nhà sản xuất tự động xúc tác Johnson Matthey, để sản xuất những sản phầm này, khối lượng sử dụng bạch kim năm nay đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất trong 6 năm, đạt gần 3,4 triệu ounce và dự báo sẽ tiếp tục “tăng trưởng toàn diện” trong năm tới. Đối với Palladium, khối lượng sử dụng cũng tăng 4,9%, lên mức kỷ lục 7,3 triệu ounce. Theo ước tính của Johnson Matthey, trong năm tới, việc sử dụng kim loại này khả năng sẽ chậm hơn so với bạch kim.

Đơn khiếu nại cũng nêu rõ, 4 đơn vị trên đã mở các cuộc hội thảo gọi là để “thiết lập lại các tiêu chuẩn toàn cầu cho giá bạch kim và palladium”, làm ảnh hưởng đến giá cả của các chế tác dựa trên kim loại quý.

“Hành vi trái pháp luật này giúp các bị cáo gặt hái được những món lợi nhuận đáng kể, trong khi lại gây thiệt hại lớn cho nguyên đơn cũng như những người tiêu dùng”, luật sư của nguyên đơn cho biết như vậy tại New York.

Vụ kiện có một không hai này hiện đang được thụ lý tại Toà án quận Manhattan (New York).   

Tin bài liên quan