IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp

(ĐTCK-online) Chiều ngày 13/12, các khách mời của Đầu tư chứng khoán điện tử, bao gồm: Bà Nguyễn Thu Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, ông Lâm Minh Chánh, chuyên gia nghiên cứu tài chính, cố vấn cao cấp của CTCK Đại Việt, ông Phan Phương Anh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Hà Nội và ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK Hà Nội đã có mặt giao lưu với độc giả trong chương trình Bàn tròn trực tuyến: “IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp”.

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 1

     
NỘI DUNG TRỰC TUYẾN
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 2

Võ Duy Huân - Bình Định - (Email: nguoibinhxuyen_s@yahoo.com)

Xin các chuyên gia cho biết ảnh hưởng của kết quả IPO của Vietcombank đối với các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết? Xu hướng tăng hay giảm mạnh hơn? Xin cảm ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Duy Huân, theo đánh giá của riêng tôi nếu VCB ở mức giá 110.000 - 140.000 đồng/CP, tương đương với STB ở mức giá 60.000 - 75.000 đồng/CP, tương đương với ACB mức giá 150.000 - 180.000 đồng/CP. Nếu thị trường gồm toàn ông Chánh, thì nếu giá đấu thầu VCB thấp, mọi người sẽ tiếp tục mua vào cho đến khi nó đạt được tương quan hợp lý. Có lẽ ở mức giá 140.000 đồng/CP.

 

Đỗ Doãn Thiệu - 138 Nguyen T M Khai, quan 3, TPHCM - 0913909121 (Email: thieu71@yahoo.com)

1. IPO Vietcombank sẽ tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán? Giả sử nếu giá đấu bình quân chỉ khoảng 120.000 đồng/CP thì mặt bằng giá chứng khoán trên các sàn chính thức sẽ ra sao? Và ở mức trên 200.000 đồng/CP thì sao? 2. Nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ ép giá và nhà đầu tư trong nước cũng chẳng dại gì mua CP này với giá cao. Vậy thì dự đoán giá đấu bình quân sẽ là bao nhiêu? Bỏ bao nhiêu thì mua được? Xin cám ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 3

Ông Lâm Minh Chánh - Chuyên gia nghiên cứu tài chính, cố vấn cao cấp của CTCK Đại Việt

1. Thân chào độc giả Doãn Thiện, vì VCB là một ông “lớn” nên tác động về so sánh tương quan của VCB tạo ra rất lớn. Theo tôi, nếu ở mức 120.000 đồng/CP thì chắc là mọi người tiếp tục mua VCB. Còn nếu ở mức 200.000 đồng/CP sợ là nhiều cọc sẽ bị bỏ, và tiền để dành cho VCB sẽ chạy qua các cổ phiếu khác.

Dự đoán giá thì khó mà thực hiện đựơc trừ khi bạn có “phép” biết được suy nghĩ của mọi người. Phòng Tự doanh của Đại Việt đấu 2 mức giá nằm trong khoảng 110.000 - 140.000 đồng/CP.

 Ông Phan Phương Anh: 1. Câu hỏi của bạn về tác động của giá VCB đến mặt bằng giá chung của hai sàn chính thức, theo tôi dù giá đấu của VCB là bao nhiêu đi nữa thì nó cũng góp phần tạo ra một mặt bằng giá mới cho các cổ phiếu ngành tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, tác động của IPO Vietcombank đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hiện nay sẽ là không lớn.
2. Như đã nói ở trên, với tư cách là một đơn vị tham gia đấu giá VCB, chúng tôi xin phép không bình luận về mức giá đấu cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn đặt giá ở mức 200.000 đồng/CP thì chắc chắn sẽ mua được.

 

Nguyễn Văn Khải - 115/4D Điện Biên Phủ - 0916277336 (Email: khainv@thaibinhshoes.com.vn)

Theo quý vị, giá đấu giá trung bình của VCB là 200.000 đồng/Cp thì đối tác chiến lược trong nước, nước ngoài có đồng ý mua không? Tôi có thể mua CP VCB với giá 160.000 đồng/cp. Quý vị có muốn ký hợp đồng forward với tôi không?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Văn Khải, nếu giá đấu là 200.000 đồng/CP thì theo tôi khả năng bỏ cọc là rất cao. 160.000 đồng cho một cổ phần VCB là một giá hấp dẫn cho người bán. Rất tiếc là chưa có cơ chế cho phép ký kết mua bán trước như bạn đề nghị. Bạn cho số điện thọai, tôi sẽ cho Phòng Tự doanh gọi bạn nếu chúng tôi trúng thầu. Chúng ta cộng tác làm giàu.

 Ông Phan Phương Anh: Theo tôi, VCB là một cổ phiếu tốt và rất đáng để đầu tư dài hạn. Đối với câu hỏi này, tôi rất tiếc là, trên phương diện của một quỹ đầu tư cũng sẽ tham gia vào đợt IPO này, chúng tôi sẽ không đưa ra một câu trả lời cụ thể về mức giá đấu thành công phù hợp bởi việc đặt giá đối với mỗi nhà đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc tính cụ thể của nhà đầu tư đó như: chiến lược đầu tư, khả năng tài chính...

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo phân tích của Ban đầu tư và Công ty chúng tôi dựa trên các căn cứ như kết quả hoạt động của VCB, yếu tố cung cầu, ảnh hưởng thị trường cũng như chính sách kinh tế thì tôi vẫn đánh giá giá bình quân hợp lý là 110.000 đồng, dao động 20% trên giá khởi điểm là hợp lý. Do vậy nếu giá đấu bình quân là 200.000 đồng thì quá cao, đối tác nước ngoài khó có thể chấp nhận ở mức giá này.

Hợp đồng forward về mặt pháp lý là chưa được thực hiện.

 

Nguyễn Đình Doanh - Ngô Quyền, Hải Phòng - (Email: nddoanh_ngoquyen@gmail.com)

Xin chào chương trình! Cuộc IPO của Vietcombank đã bị trì đi hoãn lại nhiều lần, lần này đã tiến hành được. Nhưng tôi rất băn khoăn về giá khởi điểm của Vietcombank. Giá khởi điểm này được tính theo phương pháp nào? Lấy gì làm căn cứ hay chỉ dựa vào ước đoán, dựa vào ý thích của "ông chủ lớn" là nhà nước? Nếu vậy sao không để hẳn 200.000/CP cho rầm rộ? Rất mong được quý vị giải đáp!

 Bà Nguyễn Thu Hà
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 4

Bà Nguyễn Thu Hà - Phó Tổng giám đốc Vietcombank

Có bốn căn cứ để xác định giá khởi điểm của Vietcombank:
- Định giá của tư vấn tài chính quốc tế
- Tình hình cung cầu trên thị trường
- Giá của các ngân hàng cổ phần đang niêm yết trên thị trường.
- Tình hình IPO của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tài chính trong thời gian gần đây.

Việc xác định giá khởi điểm được tính toán và cân nhắc thận trọng và dựa trên những luận chứng khoa học, không thể nói là dựa trên "ý thích" của chủ thể nào dù đó là "ông chủ lớn" Nhà nước.

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Đình Doanh, bạn theo dõi báo chí để biết VCB tính theo phương pháp nào. VCB và Nhà nước cùng với sự trợ giúp của các nhà tư vấn đương nhiên phải có một cơ sở để đề nghị giá khởi điểm chứ đâu thể theo ý thích chủ quan hoàn toàn được. Còn việc để giá cao ở mức đến 200.000 đồng/CP cho rầm rộ thì e rằng không đủ người mua.

 

Phạm Công Mão - TT Quân khu thủ đô- Hà Nội. - 0983695889 (Email: maopc@viettel.vn)

Câu hỏi gửi các ông Lâm Minh Chánh, Phan Phương Anh và Hoàng Anh Tuấn: 1. Các ông có thể cho biết dự đoán của mình về giá trúng thầu bình quân của VCB? 2. Xin cho biết cuộc đấu giá VCB sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường niêm yết sau khi công bố kết quả đăng ký đấu giá và sau khi có kết quả đấu giá? Xin trân trọng cảm ơn!

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo tôi NĐT cần tính toán giá của CP này để có căn cứ bỏ giá hợp lý, ví dụ căn cứ vào kết quả kinh doanh. Đợt này đấu giá ra ngoài nên kết quả sử dụng thặng dư để lại DN rất quan trọng, giá khởi điểm... để có thể rút ra giá trúng thầu bình quân. Theo tôi giá VCB sẽ dao động trong khoảng từ 110.000-130.000 đồng.

Hiện nay sau khi công bố kết quả đấu giá có ảnh hưởng đến thị trường nhưng không nhiều lắm. Kết quả đấu giá VCB được đánh giá chưa có yếu tố tích cực để có thể ảnh hưởng đến thị trường trong thời điểm này. Có chăng chỉ có yếu tố các NĐT phải cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình vì số vốn đổ vào đấu giá VCB khá lớn.

Nếu VCB chọn được nhà đầu tư chiến lược thì tôi nghĩ kết quả đấu giá lần này sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn vì một số quỹ, cũng như tổ chức nước ngoài đã dành một số tiền để tham gia vào đợt đấy giá VCB này.

 

Lê Tô Hải - Hà Nội - (Email: mybigbomb2003@yahoo.com)

Tại sao lại có chuyện VCB để nhà nước giữ 70% thặng dư. Trong trường hợp cổ phần hóa VCB thì nhà nước không hề bán phần vốn của mình mà phát hành thêm để huy động vốn. Vậy giá trị của nhà nước trong VCB vẫn được giữ nguyên, còn toàn bộ khoản thặng dư thu được là tiền từ cổ đông bên ngoài, khoản này phải giữ lại cho VCB chứ? Cũng giống như trường hợp các công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài để huy động vốn, có thấy trường hợp nào tiền thặng dư thu về bị các giám đốc đút túi riêng đâu ?

 Ông Phan Phương Anh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 5

Ông Phan Phương Anh - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Hà Nội

Việc Nhà nước quyết định tỷ lệ thặng dư vốn cổ phần giữ lại tại VCB 30% hoặc hơn nữa đang thực sự là một vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến việc định giá cổ phiếu VCB. Theo quan điểm cá nhân tôi, tôi đồng ý với ý kiến của bạn vì số cổ phần mang đấu giá thực chất là phát hành mới chứ không phải bán phần vốn hiện có của Nhà nước.
 

Chu Thế Anh - 61/19d Lê Đức Thọ P.17 Q. GV - (Email: theanh2382000@yahoo.com)

Xin các chuyên gia nhận định, giá của VCB là bao nhiêu sau khi đấu giá? Xin cám ơn.

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thế Anh, theo tôi khoản từ 120.000 – 140.000 đồng. Mức giá cao nhất mà Phòng Tự doanh Đại Việt tính toán là 140.000 đồng. Thân ái. LMC

 

Tăng Thi Thu Hạnh - TP HCM - (Email: thuhanh_76@yahoo.com)

Thưa các chuyên gia, Vietcombank so với 2 ngân hàng niêm yết hiện nay là Sacombank và ACB thì trội hơn ở điểm gì và kém hơn ở điểm gì?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Hạnh, bạn chờ đọc bài phân tích về VCB trên báo ĐTCK sắp tới nhé. Nói gọn lại, VCB có những điểm mạnh mà ACB và STB không có. Tuy vậy VCB cũng có những điểm yếu của mình. Thách thức lớn nhất của VCB, theo tôi, nằm ở chỗ, Ban lãnh đạo và quản lý của VCB sẽ thích ứng với cơ chế quản lý kiểu công ty cổ phần như thế nào?

 Ông Phan Phương Anh: Về điểm mạnh tương đối: VCB là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, có bề dày lịch sử và là một trong những ngân hàng tiên tiến nhất trong số các ngân hàng quốc doanh. VCB cũng đóng vai trò ngân hàng của các ngân hàng và có một lượng vốn lớn của Nhà nước nằm tại đây.
Tuy nhiên, so với hai ngân hàng đang niêm yết hiện nay là Sacombank và ACB, hai ngân hàng này có tốc độ phát triển nhanh hơn, quy mô hiện tại nhỏ hơn nên năng động hơn có các cổ đông lớn chủ yếu nằm trong khu vực kinh tế tư nhân nên Ban lãnh đạo hai ngân hàng rất quan tâm đến việc gia tăng giá trị cho các cổ đông. Bản thân hai ngân hàng này đã có cổ đông chiến lược nước ngoài, từ đó nhận được sự hỗ trợ lớn về quản trị ngân hàng, công nghệ... Một điểm quan trọng nữa tôi thích ở ACB và STB là nếu các nhà lãnh đạo của hai ngân hàng này quản lý điều hành ngân hàng tốt thì họ sẽ được hưởng các quyền lợi xứng đáng.

 

Đinh Việt Cường - Liên Chiểu, Đà Nẵng - (Email: biz_man_smart@yahoo.com)

Các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank trong năm 2007 sụt giảm mạnh. Theo các vị, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Việt Cường, chắc là chị Hà - VCB sẽ cho bạn một câu trả lời thỏa đáng.

 

lequyminh - 350nguyen trai q 5 - (Email: lequyminh350@yahoo.com.vn)

Báo chí mới đây khi đề cập đến IPO VCB có nói, nhà đầu tư nhỏ lẻ không có cơ hội, điều này có công bằng không?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả lequyminh, theo những gì tôi biết, điều này là hoàn toàn không đúng.

 Ông Phan Phương Anh: Theo tôi, cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư là như nhau và trên thực tế có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã đánh bại các nhà đầu tư tổ chức có quy mô lớn. Ý tôi muốn nói là, trong cùng một thời gian, tỷ suất lợi nhuận của các nhà đầu tư cá nhân hoàn toàn có thể cao hơn nhiều với tỷ suất lợi nhuận của các nhà đầu tư tổ chức. Nếu có khả năng, bạn nên tự tin tham dự.

 

Nguyễn Tuấn - Gò Vấp, HCM City - (Email: tuannguyenddd@yahoo.com)

Trước hết xin gửi đến Báo Đầu tư Chứng khoán Điện tử lời chào trân trọng và xin cảm ơn quý báo đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến hết sức thiết thực này! Tôi có quan tâm đến ngành ngân hàng và cổ phiếu của ngành ngân hàng. Xin các quý vị cho biết nhận định của mình về mức độ phát triển ngành ngân hàng của VN đang ở đâu so với thế giới? Với sự cạnh tranh ngày càng rõ nhưu hiện nay, quý vị nghĩ sao về xu hướng liên kết, sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực ngân hàng? Ở VN hiện nay đã có ngân hàng nào định thâu tóm ngân hàng nào hay chưa? Xin chân thành cảm ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Nguyễn Tuấn, kinh tế VN đang tăng trưởng. Ngành ngân hàng, vốn song hành với sự phát triển của nền kinh tế, nên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Đúng như bạn nói xu hướng sáp nhập mua lại sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Về câu hỏi có ngân hang nào định thâu tóm ngân hàng nào thì tôi xin chuyển cho chị Hà. Thân ái. LMC

 Ông Phan Phương Anh: Ngành ngân hàng hiện nay ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển hết sức hấp dẫn. So với khu vực và thế giới, trình độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung, nhưng chúng tôi nhìn nhận, đây là một cơ hội lớn khi mà chỉ chưa tới 10% dân số đã sử dụng dịch vụ ngân hàng. Cạnh tranh trong lĩnh vực đã và đang rất gay gắt và sẽ quyết liệt hơn trong các năm tới. Xu hướng sáp nhập, mua lại là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này vẫn là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng chừng nào ngành kinh tế chưa lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái.
Nếu bạn có ý định đầu tư vào ngành ngân hàng, tôi có một lời khuyên là: nên chú trọng vào top 10 ngân hàng cổ phần hàng đầu hiện nay.

 Bà Nguyễn Thu Hà
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 6
Mức độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam còn thấp so với thế giới, chính vì vậy tiềm năng phát triển còn rất lớn. Đó là lý do mà ngành ngân hàng đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều quỹ đầu tư cũng như các ngân hàng nước ngoài.
Mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng, và tất nhiên sẽ khốc liệt hơn. Tôi cho rằng, xu hướng liên kết, sáp nhập, mua lại đã, đang và sẽ tiếp tục trong tương lai. Hiện các ngân hàng đã tìm đến nhau dưới hình thức cổ đông chiến lược và góp vốn cổ phần,...

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo tôi đánh giá về quy mô, những ngân hàng hàng đầu VN cũng có tầm khu vực, còn về chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ trong bối cảnh hội nhập vẫn còn khoảng cách xa với những định chế tài chính lớn. Tuy nhiên nhận định về triển vọng trong mối tương quan đến lợi thế cạnh tranh có tính đến các yếu tố địa phương cũng như điều kiện thuận lợi của nền kinh tế chuyển đổi thì ngân hàng cũng như các định chế tài chính có lợi thế lớn để có thể mở rộng nhanh về quy mô nếu những định chế này có chiến lược tốt, tận dụng được lợi thế thì có thể đi tắt đón đầu được. Đơn cử như đầu tư vào công nghệ,có chiến lược mở rộng hợp lý với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới...

Về xu hướng liên kết, tôi cho rằng kinh tế càng hội nhập các xu hướng liên kết sáp nhập của DN nói chung cũng như trong ngành ngân hàng sẽ diễn ra. Việc này cũng là tất yếu, những ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, không có chiến lược tốt có thể thu hẹp hoạt động, khả năng sáp nhập có thể xảy ra. Ở VN, việc sáp nhập thâu tóm ngân hàng đã xảy ra, có thể rơi vào một số ngân hàng cổ phần nông thôn trong thời gian vừa rồi.


 

đinh trần hải - cali, USA - (Email: haidinh_vn@yahoo.com)

Xin các chuyên gia đưa ra nhận định xu hướng thị trường chứng khoán VN sau khi Vietcombank IPO. Kết quả cuộc IPO này có tác động đến thị trường chung? Theo tôi, Vietcombank cũng khôgn có gì đáng ghê gớm, chỉ có điều là ngân hàng quốc doanh đầu tiên CPH, vậy thị trường có nên phụ thuộc quá nhiều tâm lý vào việc này hay không?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Trần Hải, sau đợt IPO này của VCB, theo tôi, thị trường sẽ khởi sắc hơn. IPO này chắn chắn có tác động đến thị trường, và tôi nghĩ tác động này là tích cực.
Cũng có một số người nghĩ như anh Trần Hải tức là Vietcombank không có gì đáng ghê gớm. Tuy nhiên, phần đông mọi người nghĩ ngược lại với anh. Chính vì vậy mà tâm lý thị trường hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào việc IPO của VCB. Thân ái. LMC

 Bà Nguyễn Thu Hà: Tôi đồng tình với nhận định Vietcombank chỉ là một doanh nghiệp quốc doanh cổ phần hoá, cho dù Vietcombank là doanh nghiệp có vốn lớn nhất cổ phần hoá từ trước đến nay.
Các nhà đầu tư nên xem đây là một trong những cơ hội đầu tư tốt, tâm lý thị trường không nên phụ thuộc vào Vietcombank.

 

Kiều Lan - 25b, tổ 42, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: vykieulan@yahoo.com)

Theo các vị, liệu IPO Vietcombank đợt này, khi mà thị trường ảm đạm như vậy thì có thu hút được các nhà đầu tư tham gia không?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 7

Ông Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCK Hà Nội (HSSC)

Theo đánh giá của HSSC, các nhà đầu tư lớn đặc biệt các quỹ đều muốn có CP VCB, trong quá trình chuẩn bị cũng có yếu tố hoãn đi hoãn lại nhưng thông tin về VCB vẫn được chú ý trong giới truyền thông vì vậy cũng có thể tạo ra sự trông đợi. Mặt khác, cũng có rất nhiều thông tin trong quá trình chuẩn bị IPO VCB chưa được công bố rõ ràng, ví dụ tỷ lệ thặng dư được giữ lại cho VCB và phần nộp lại cho ngân sách nhà nước chưa có thông tin chắc chắn hay xác định giá trị thực tế cho tư vấn quốc tế thực hiện vẫn chưa được công bố công khai, do vậy cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của NĐT, đặc biệt NĐT có tổ chức. Như vậy có thể thấy nhiều NĐT có ngóng đợi nhưng sẽ thận trọng trong quyết định.
 

Nguyễn Ngọc Anh - Hà Nội - (Email: anhngưyenngoc287@yahoo.com)

Thưa các chuyên gia, liệu có trường hợp thị trường cổ phiếu của Việt Nam đang bị nhà đầu tư nước ngoài ép giá xuống để mua được nhiều cổ phiếu Vietcombank với mức giá thấp hay không? Xin các chuyên gia cho ý kiến đánh giá về nhận định trên. Xin cam on!

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Thực ra cũng không loại trừ yếu tố này, nhưng nó cũng không phải là yếu tố quyết định. Đơn giản như NĐT chiến lược nước ngoài, ngoài góp vốn cho DN họ còn là người đồng hành với DN về kỹ thuật, công nghệ quản trị, phát triển thị trường, khách hàng... giá cả cũng chỉ là một yếu tố thôi.

 

Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)

Thưa ông Chánh, sắp tới sẽ còn IPO nhiều tổ chức lớn, chẳng hạn BIDV, Mobiphone,… Theo phân tích của ông thì giá bình quân của Vietcombank sẽ dao động ở mức nào?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Phương, theo tính toán của Phòng Phân tích VCB và của cá nhân tôi, trên 2 phương pháp cơ bản: dòng tiền và P/B với dự kiến 30% tiền thặng dư được giữ lại, thì giá trị tương quan của VCB nằm trong khỏan 110.000 – 140.000 đồng/CP. Dĩ nhiên rằng giá cuối cùng của VCB có thể rất thấp hay rất cao so với khoảng giá chúng tôi định này, tùy vào nhận định của đám đông – quy luật cung cầu. Nhưng nếu cao hơn 140.000 chúng tôi sẽ không mua. Có nhiều cổ phiểu có khả năng sinh lời cao hơn so với VCB ở mức giá trên 140.000.

 

hùng - hải dương - (Email: tamhoancongchua@yahoo.com.vn)

tính đến thời điểm hiện nay chỉ số EPS của VCB là bao nhiêu , về tốc độ phát triển thì VCB so với STB ngân hàng nào nhanh hơn. Xin cảm ơn.

 Ông Phan Phương Anh: EPS của VCB đã được nêu rõ trong bản Công bố thông tin. Về tốc độ phát triển, rõ ràng STB có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều so với VCB trong những năm vừa qua và tôi tin sẽ vẫn cao hơn trong ít nhất một vài năm tới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, quy mô của ngân hàng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

 

Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)

Là một nhà nghiên cứu, xin ông Chánh cho biết, ông đánh giá như thế nào về các biện pháp xóa nợ xấu của Vietcombank đang thực hiện?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Phương, hình như đây là câu thứ 3 mà bạn hỏi, và là câu thứ 2 dành cho tôi. Cám ơn. Câu này tôi cũng rất muốn hỏi chị Hà. Nếu có câu trả lời, tôi sẽ bổ sung trong bài viết của sắp đến của mình.

 

Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)

Theo các vị, liệu IPO Vietcombank đợt này, khi mà thị trường khá ảm đạm như vậy thì có hút được các nhà đầu tư tham gia không? Các vị có nghĩ rằng, Vietcombank đã “hoãn”” quá nhiều khiến các nhà đầu tư mệt mỏi vì chờ không?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Thu Phương, đúng là nhà đầu tư mệt mỏi vì chờ. Nhưng cuối cùng thì “dâu” cũng đã về đến ngõ nhà chồng. Rất hy vọng rằng, cô dâu được mong đợi quá mức này có thể sẽ góp phần làm cho thị trường sinh động lại.

 Ông Phan Phương Anh

Tôi cho rằng, IPO của VCB sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia và hầu hết các nhà đầu tư tổ chức, theo tôi được biết đều đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia đợt IPO này.
Việc hoãn thực hiện IPO của VCB trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch dải ngân của các quỹ. Tôi hy vọng sau đợt IPO này, Nhà nước sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để các đợt IPO được thực hiện theo đúng lịch trình.

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 8

 

Vinh Chi - BA 25 My Khang Phu My Hung - (Email: thaihoa@gmx.de)

Tôi có xem qua giải thích của Ngân hàng về lý do tại sao lợi nhuận giảm trong năm 2007. Theo tôi, phần giải thích không thuyết phục lắm vì chủ yếu là đề cập đến những nguyên nhân khách quan. Cũng hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực, môi truờng, nhưng tại sao ACB hoặc các ngân hàng TMCP khác lại đạt được tăng trưởng rất ấn tượng, có ngân hàng tăng hơn 100%. Đề nghị đại diện Vietcombank giải thích thêm? Phần kế hoạch chỉ tiêu cũng không thuyết phục, vì đến năm 2008, lợi nhuận trước thuế cũng chưa bằng được mức lợi nhuận trước thuế của năm 2006, như vậy có nghĩa là Ngân hàng gần như không tăng trưởng trong vòng 2 năm. Nhiệm vụ này xem ra quá nhẹ đối với Ban lãnh đạo Ngân hàng trong bối cảnh tăng trưởng của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Và mục tiêu này quá thấp so với kỳ vọng của nhà đầu tư nếu tham gia đấu giá với giá khỏi điểm bằng 10 lần mệnh giá (cũng có thể là 10x giá trị sổ sách). Xin đại diện Ngân hàng giải thích thêm về mục tiêu này? Xin cám ơn

 Bà Nguyễn Thu Hà: Trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank vẫn là ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Tuy nhiên, các ngân hàng cổ phần ở một góc độ nào đó có những yếu tố thuận lợi chẳng hạn quy mô nhỏ hơn, cơ chế linh hoạt hơn... Những ngân hàng quy mô nhỏ sẽ có những điều kiện để đạt được tốc độ tăng trưởng cao.

Nhưng xét về mặt tổng thể, Vietcombank quy mô lớn hơn, khả năng tài chính tốt hơn, năng lực cạnh tranh cũng lớn hơn. Việc tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với một số ngân hàng cổ phần không có nghĩa rằng "kém hơn" những ngân hàng này.

Tôi cho rằng, đối với một ngân hàng, yếu tố tăng trưởng bền vững sẽ có ý nghĩa quyết định với sự phát triển lâu dài, đặc biệt là trong những thời điểm điều kiện kinh tế khó khăn. Kinh nghiệm trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, rất nhiều ngân hàng nhỏ đã phải đóng cửa, sáp nhập, nhưng những định chế tài chính lớn thì chỉ bị tác động và vẫn vượt qua được.

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 9


Kế hoạch năm 2008 được xây dựng dựa trên năng lực nội tại của Vietcombank mà chưa tính tới các yếu tố ngoại như: Giá trị gia tăng khi có các đối tác chiến lược nước ngoài, đối tác chiến lược trong nước, ngoài ra phần thặng dư vốn chưa được đưa vào tính toán dự báo tài chính.

Quan điểm của chúng tôi khi xây dựng kế hoạch này là trên quan điểm thận trọng, bởi trong năm 2008 là năm bản lề để chuẩn bị nền tảng và các điều kiện cần thiết cho những năm tiếp theo. Còn về phía Ban lãnh đạo của ngân hàng, chúng tôi vẫn xác định phấn đấu để vượt các chỉ tiêu đặt ra.

 

Nguyễn Hải Hậu - Vũ Thư - Thái Bình - (Email: hau_nh2002@yahoo.com)

Các chuyên gia có lời khuyên gì với các nhà đầu tư trước khi quyết định đầu giá cổ phần Vietcombank?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hải Hậu, theo tôi nhà đầu tư nên tham gia nhưng đừng mua với mọi giá. Nếu độc giả Hải Hậu là khách hàng của Đại Việt, tôi sẽ tư vấn bạn mua trong mức giá 110.000 - 140.000 đồng/CP. Nếu cao hơn nên mua cổ phiếu khác.

 Ông Phan Phương Anh: Đối với nhà đầu tư cá nhân, tôi nghĩ rằng không nên giành quá 30% vốn của mình để tham gia vào đợt IPO của VCB lần này. Thị trường hiện nay cũng đang có các cơ hội hấp dẫn để bạn đầu tư vào.

 

Hoàng Long - Bình dương - (Email: hlongbduong07@yahoo.com)

Chào ông Lâm Minh Chánh, là người ngoài cuộc, ông có thể cho biết ý kiến chủ quan của mình về sự kiện IPO Vietcombank, liệu thị trường có quan tâm thái quá đến việc này hay không?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hoàng Long, trước đây trong vai trò nhà nghiên cứu tài chính độc lập thì tôi đã từ bỏ việc tư vấn cho một số nhà đầu tư lớn để thật sự là người khách quan từ ngòai nhìn vào. Bây giờ với vai trò mới - Cố vấn cao cấp và sẽ trở thành Tổng Giám đốc CTCK Đại Việt sau khi được UBCK phê duyệt, tôi đã có cái nhìn của người trong cuộc. Theo tôi, thị trường có lý do để quan tâm đến sự kiện VCB. Tuy nhiên, việc quan tâm này có vẻ thái quá.

 

Trần Hòa Nhã - Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh - (Email: rosesoflove4546@yahoo.com)

Kính gửi ông Lâm Minh Chánh, Tôi rất quan tâm đến đấu giá CP VCB. Theo ông, giá IPO của VCB vào khoảng bao nhiêu là hợp lý? Nếu là ông, ông sẽ đặt giá bao nhiêu? 150.000 VND/CP liệu có phải là một mức giá cao?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hòa Nhã, quy luật cung cầu sẽ quyết định mức giá cuối cùng. Có thể nó sẽ rất thấp cũng có thể nó sẽ rất cao, cao đến 180.000 - 200.000 đồng/CP chẳng hạn. Tuy vậy, như đã nói ở trên, tôi chỉ thị Phòng Tự doanh và Tư vấn khách hàng của chúng tôi mua ở mức giá 110.000 - 140.000 đồng/CP tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng người. Nếu giá VCB trên 140.000 đồng/CP thì tôi sẽ mua CP ACB giá 170.000 đồng/CP, hoặc STB giá 70.000 đồng/CP.

 

Minh Hồng - TT Thái Thịnh, Đống Đa, HN - (Email: hongngoccoltdhnvn@yahoo.com.vn)

Xin ông Chánh cho biết đánh giá của ông về tiềm năng của VCB so với các ngân hàng TMCP khác đang niêm yết trên sàn? Tôi cho rằng, VCB tuy có quy mô lớn nhưng để tìm cách sinh lợi nhuận, nhà đầu tư phải xem xét chủ yếu dựa vào khả năng thu lợi nhuận, chứ không phải cứ thấy "to" là thích, vậy theo ông đầu tư vào CP VCB có hơn gì đầu tư vào một số NH TMCP khác, chaneg hạn STB và ACB? Xin cảm ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 10

Ông Lâm Minh Chánh

Thân chào độc giả Minh Hồng, tôi sẽ viết một bài phân tích sâu về VCB trên báo ĐTCK, dự kiến đăng vào thứ 2 tuần tới. Nói chung, các ngân hàng có điểm chung là… ngân hàng, nhưng mỗi ngân hàng đều có đặc điểm riêng của nó. Khi mua cổ phiếu của một ngân hàng (hay công ty) bạn mua những lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, cơ hội, và cũng phải chấp nhận điểm yếu, thách thức, rủi ro của nó. Mỗi cổ phiếu đều có thể là một đầu tư tốt tùy thuộc vào giá mà chúng ta mua như thế nào.
 

Trần Hoàng Ninh Bình - Ninh Kiều, Cần Thơ - (Email: mrninhbinh_townhome@yahoo.com)

Cổ phiếu VCB được đánh giá là hấp dẫn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân nên đặt mua với mức giá bao nhiêu để có thể mua được mà không phải bỏ cọc vì bỏ giá quá cao như trường hợp của Bảo Việt và Đạm Phú Mỹ? Các vị có thể tư vấn tôi nên đấu ở mức giá nào?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Ninh Bình, theo tôi, mức giá trong khoảng 110.000 – 140.000 là hợp lý.

Hai Au - Tan Binh, TpHCM (Email: trinhnudangyeu@yahoo.com.vn): Gửi ông Lâm Minh Chánh: Theo ông, thì CTCK Đại Việt đấu giá với mức giá là 110.000 -140.000 đồng/CP liệu có trúng không, và đứng ở cương vị là một chuyên gia cao cấp của CTCK Đại Việt ông đã tiết lộ giá đấu của Phòng tự doanh và việc tiết lộ này có làm ảnh hưởng tới kết quả đấu của DVSC và có đi ngược với việc bảo mật giá đấu hay không?

 

Ông Lâm Minh Chánh: Chào bạn Hải Âu, tôi hòan tòan không nói là Đại Việt sẽ đấu ở mức giá 110.000 – 140.000, mà nói rằng chúng tôi sẽ đấu trong khỏan giá đó. Khỏan cách cách nhau 30.000 này là khá lớn. Tôi nói điều này hòan tòan chưa phạm gì về việc bảo mật giá. Đây là quan điểm cá nhân tôi.  Còn việc trúng hay không thì tôi không thể khẳng định được. Làm sao mà chúng ta có thể đọc được hết ý nghĩ của mọi người. Quan điểm của tôi là VCB là một trong những cổ phiếu tốt nhưng không thể mua bằng mọi giá.

 

Vũ Đức Nam - Hà Nội - (Email: vuducnam75@yahoo.com)

Xin được hỏi Ông Hoàng Anh Tuấn: Công ty CK Hà Nội liệu có đầu tư vào Vietcombank hay không? Ông có thể cho biết những đánh giá của Ông với tư cách là một nhà đầu tư?

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Thực ra chúng tôi cũng quan tâm đến CP của VCB trên hai góc độ, một là cơ cấu danh mục đầu tư của HSSC, hai là quan tâm với tư cách HSSC là nhà môi giới trên thị trường. Việc đánh giá, bản thân chúng tôi cũng phải có bản nghiên cứu để phục vụ cho hai mục đích này.

Để đánh giá CP này trước hết có thể nhìn nhận những điểm mạnh bao gồm thương hiệu mạnh, ngân hàng có truyền thống nhiều năm, có thị phần lớn, kinh nghiệm lớn về thanh toán xuất nhập khẩu, là ngân hàng tiên phong triển khai hệ thống công nghệ thông tin trong quản trị của mình. Về quan hệ quốc tế, VCB cũng được các ngân hàng quốc tế đánh giá là ngân hàng uy tín tại VN. Về quy mô của ngân hàng, sau đấu giá vốn chủ sở hữu sẽ đạt ít nhất 27.150 tỷ VNĐ. Những điểm này là điểm mạnh.

Tuy nhiên trong đợt chuẩn bị đấu giá này, có vài yếu tố chúng tôi nghĩ là có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định NĐT, mà chúng tôi coi là điểm yếu. Ví dụ như các mảng dịch vụ về đầu tư, tín dụng tiêu dùng chưa được khai thác, những chiến lược cạnh tranh trong bối cảnh mới chưa rõ ràng, bối cảnh mới tôi muốn nhấn mạnh ở đây là một loạt ngân hàng mới đang thành lập, họ chính là những khách hàng lớn của VCB, việc di chuyển khách hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là nhân sự cấp cao chắc chắn có di chuyển bởi những chính sách đãi ngộ nhân sự của VCB đứng trước thử thách khá lớn. Hay tôi có thể lấy một ví dụ cụ thể hơn, chiến lược sử dụng vốn thặng dư thế nào để phát triển sản phẩm, doanh nghiệp chưa được rõ ràng, điều này tác động đáng kể hoạt động của VCB trong tương lai. Do vâỵ chúng tôi có quan tâm nhưng sẽ không đấu giá bằng mọi giá mà chỉ mua ở mức giá cho là hợp lý.

 

Lê Xuân Hùng - Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội - (Email: hunglx@yahoo.com)

Có ý kiến cho rằng, thị trường chứng khoán đang bị nhà đầu tư nước ngoài đè giá để có thể mua được cổ phiếu của Vietcombank với giá thấp? Các chuyên gia nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Xuân Hùng, tôi cũng nghe tin đồn này. Tôi nghĩ điều đó có thể xảy ra. Chính vì thế kinh doanh – trading - cổ phiếu tiềm ẩn những rủi ro của nó. Nhà đầu tư cá nhân vì thế, muốn thắng vững chắc, cần phải được tư vấn tốt hơn, phải bản lĩnh hơn.

 Ông Phan Phương Anh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 11

Ông Phan Phương Anh

Tôi không đồng ý với quan điểm này. Thực tế cũng có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài bị thua lỗ trong năm 2007 vừa qua. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm khoảng 20 đến 30% tổng giá trị đầu tư tại TTCK Việt Nam cho nên sẽ rất khó để họ có thể chi phối giá thị trường.
 

Vũ Nguyễn Dũng - Phú Nhuận, TP. HCM - (Email: vudung_superman@yahoo.com)

Thưa anh Chánh, anh đánh giá cơ hội đầu tư vào VCB như thế nào, Đại Việt có tham gia hay không?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Nguyễn Dũng, VCB là một cơ hội trong nhiều cơ hội đầu tư khác. Phòng Tự doanh Đại Việt chúng tôi cũng sẽ tham gia đấu giá.

 

Lê Thị Mỹ Trang - Thanh Xuân, Hà Nội - (Email: childs_baby2005@yahoo.com.vn)

Một số ý kiến cho rằng, giá trị thực của cổ phiếu VCB ở dưới mức giá khởi điểm 100.000 đồng/cổ phiếu. Nếu Đại Việt là tổ chức tư vấn IPO VCB, Đại Việt sẽ gợi ý giá khởi điểm là bao nhiêu để hấp dẫn nhà đầu tư?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Mỹ Trang, mọi ý kiến về giá trị đều đúng, tùy theo quan điểm của người phân tích tình hình hiện tại và đánh giá về tương lai. Vì vậy việc có người đánh giá VCB ở dưới mức giá khởi điểm 100.000 đồng/CP cũng là việc thường tình. Nếu Đại Việt là tổ chức tư vấn IPO VCB, Đại Việt sẽ gợi ý giá khởi điểm là 110.000 đồng/CP. Cũng xin nói thêm về chữ giá trị thực, theo tôi mọi giá trị đều là thực, không có giá trị ảo.. Có nhiều loại giá trị: Giá trị– thị giá, giá trị nội tai, giá trị tương quan…và tất cả đều thực.

 

Hoàng Anh Tuấn - Lê Chân, Hải Phòng - (Email: boy_thanhphohoaphuongdo@yahoo.com)

Với 97,5 triệu cổ phiếu VCB chào bán, nhà đầu tư trong nước được mua 68,25 triệu. Tính theo giá khởi điểm thì có gần 7.000 tỷ đồng được đổ vào cổ phiếu VCB. Liệu TTCK có bị ảnh hưởng bởi sẽ có nhiều nguồn vốn được rút ra từ thị trường cổ phiếu để đấu giá VCB?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Anh Tuấn, tôi nghĩ là có. Tâm lý chờ đợi VCB, việc rút vốn ra để mua VCB, cộng với “chiến thuật” dựa vào VCB để “làm” thị trường của một số “đại gia” đã ảnh hưởng phần nào đến thị trường trong thời gian qua.

 Ông Phan Phương Anh: Chắc chắn sẽ có một lượng tiền lớn đổ vào Vietcombank cũng như khá nhiều khá nhiều đợt phát hành khác của các ngân hàng cổ phần, doanh nghiệp lớn trong thời điểm này. Điều này, tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đa số các nhà đầu tư cá nhân qua đó ảnh hưởng đến mức cầu trên TTCK. Tuy nhiên, cũng không loại trừ một lượng tiền mới sẽ đổ vào khi mà một lượng kiều hối lớn kỷ lục được đổ vào Việt Nam trong năm nay.

 

Bùi Tuấn Ngọc - Bình Dương - (Email: tuan_ngoc49@yahoo.com)

Chào ông Lâm Minh Chánh, Ông nghĩ thế nào về triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng? Các ngân hàng đang ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt, chia sẻ thị phần, vậy thì cổ phiếu của từng ngân hàng có mất đi giá trị? Theo ông, giá khởi điểm 100.000 đồng của VCB có cao so với thực tế? Cảm ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh

Thân chào độc giả Tuấn Ngọc, cổ phiếu ngân hành nói chung là cổ phiếu tốt để đầu tư vì ngành ngân hàng “đang ăn nên làm ra” và còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Cổ phiếu ngân hàng có thời gian bị overvalue (thị giá cao hơn giá trị thật). Nhưng hiện nay là hợp lý.
Việc cạnh tranh ngành nào cũng có. Cũng như mọi ngành khác, sẽ có cổ phiếu ngân hàng vượt lên – tăng giá, sẽ có cổ phiếu đi xuống – giảm giá, thậm chí mất luôn. Nhưng giá trị tòan bộ cổ phiếu của các ngân hàng sẽ tăng theo thời gian và theo sự phát triển của nền kinh tế.

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 12

 

Nguyễn Thị Minh Chung - 234 Bùi Viện, Q.1 - (Email: minhchung_th@yahoo.com)

Thưa các ông, việc thị trường chứng khóan trong những này gần đây đang có xu hướng chùng lại và đi xuống có phải là do các nhà đầu tư đang trông chờ vào kết quả đấu giá của VCB k? Các ông hãy cho ý kiên về tình hình thị trường trong thời gian sắp tới.

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Thực sự là cũng có một chút nhưng không nhiều, rất là nhỏ. Một chút ở đây tôi muốn nói là NĐT đang cơ cấu lại danh mục của mình để chuẩn bị vốn tham gia đợt đấu giá này. Tôi nghĩ những yếu tố ảnh hưởng khác như chính sách tiền tệ thắt chặt như Chỉ thị 03 sắp đến thời hạn 31/12, yếu tố tâm lý của việc Quốc hội thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân, yếu tố cung cầu, (theo tôi nguồn cung đang thái quá). Bản thân các công ty CPH trong thời điểm này, nhất là DN lớn vẫn còn lúng túng về mục tiêu của các đợt CPH, của việc tăng vốn cũng như niêm yết, (Họ quá quan tâm tới thặng dư vốn mà không quan tâm tới những mục tiêu như tăng cường năng lực cạnh tranh, tái cơ cấu doanh nghiệp để tận dụng những đòn bẩy tài chính). Họ quá chú trọng yếu tố giá mà không có chiến lược sử dụng, thậm chí thiếu cả nhà tư vấn tốt trong quá trình CPH. Việc này đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Theo tôi đánh giá, trung hạn thì thị trường vẫn lạc quan, tuy rằng thị trường vẫn có những thời điểm răng cưa. Thời điểm Tết âm lịch cũng có thể khả quan bởi khi đó lượng tiền mặt nhiều từ dân cư và kiều hối, báo cáo tài chính năm khả quan, yếu tố tâm lý...


 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Minh Chung, sự chậm trễ IPO và việc bán không thành công cho đối tác nước ngòai của VCB là một trong những lý do.

 Ông Phan Phương Anh: Đúng là thị trường đang có tâm lý chờ đợi và kỳ vọng vào kết quả IPO Vietcombank. Theo tôi, năm 2008 sẽ là một năm tốt hơn đối với TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư cũng đã có nhiều bài học xương máu trong năm 2007.

 

Phuơng - TPHCM - (Email: phuongphongbaby@yahoo.co.uk)

Xin bà Hà PTGĐ cho biết, chính sách của Vietcombank đối với người lao động như thế nào sau khi CPH? Vì theo tôi được biết, thị trường lao động ngành tài chính, mà đặc biệt là ngành ngân hàng hiện nay đang rất thiếu nhân lực. Trong khi đó, đội ngũ CBCNV của Vietcombank được đánh giá có kỹ năng, trình độ cao so với các NHTMQD khác tại VN. Như vậy, sau khi CPH, nếu không có chính sách tốt để đãi ngộ nhân tài, thì Vietcombank có thể bị ảnh hưởng nạn chảy máu chất xám. Nếu có thể, xin bà cho biết thêm, đứng cương vị là nhà lão đạo cao của Vietcombank bà có trăn trở về vấn đề này trong thời gian qua không? Xin trân trọng cám ơn!

 Bà Nguyễn Thu Hà: Chúng tôi không những trăn trở mà còn đau đầu về bài toán nhân lực. Đúng là Vietcombank đang sở hữu một "kho báu" đó là đội ngũ nhân lực có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, và tâm huyết với ngân hàng. Với cơ chế của một ngân hàng thương mại nhà nước, việc giữ được đội ngũ nhân lực đã là một điều khó khăn chứ chưa nói đến việc thu hút thêm các nhân tài mới.
Với việc cổ phần hoá sẽ giúp chúng tôi giải quyết được bài toán này tốt hơn. Ngoài cơ chế đãi ngộ tốt hơn, thì các nhân viên của Vietcombank sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển tài năng. Điều mà ban lãnh đạo chúng tôi cam kết xây dựng một văn hoá doanh nghiệp để làm sao mỗi một nhân viên Vietcombank có thể thấy tự hào và gắn bó khi làm việc tại đây.

 

dang thai thong - an giang - (Email: thaithong0@yahô.com)

Vietcombank có vốn điều lệ là 15.000 tỷ đồng, sau khi dùng 795 tỷ đồng bán đấu giá thì số vốn còn lại sẽ có kế hoạch như thế nào?

 Bà Nguyễn Thu Hà: Trước hết tôi xin đính chính số mà bạn đưa ra. Con số đúng mà Vietcombank đem ra đấu giá lần này là 975 tỷ đồng, tương đương với 6,5% vốn điều lệ. Các cấu phần khác của vốn điều lệ sau cổ phần hoá như sau:
- Nhà nước giữ 70%
- Trái phiếu và cán bộ công nhân viên 3,5%
- Đối tác, bạn hàng trong nước 5%
- Đối tác chiến lược nước ngoài: 15 - 20%

 

Hương - Hà Nội - (Email: huongdt@gmail.com)

Tôi là một nhà đầu tư, ông khuyên tôi có nên mua cổ phiếu VCB đầu tư dài hạn không?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 13

Ông Hoàng Anh Tuấn

Theo tôi để xếp VCB vào danh mục đầu tư dài hạn thì chưa đủ yếu tố căn cứ, với những giả thiết ban đầu như nhà đầu tư chiến lược, giá đấu bình quân, chính sách quản trị, chiến lược phát triển doanh nghiệp... Những vấn đề này cần ban lãnh đạo VCB trả lời mới có thể quyết định. Nếu giá đấu bình quân VCB thấp thì có thể xếp vào danh mục đầu tư ngắn hạn.

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào bạn Hương, nếu đầu tư dài hạn, tức là mua khi thị giá thấp hơn giá trị nội tại. Phân tích về dòng tiền của chúng tôi cho thấy giá trị nội tại – không phải là giá trị so sánh tương quan – cho thấy giá trị này của VCB không cao lắm. Giá này thì hơi khó thắng thầu. Để đầu tư dài hạn bạn phải tin rằng VCB đang có những sự thay đổi mãnh liệt, có những chất xúc tác để kinh doanh tốt hơn những con số trong bản cáo bạch.

 Ông Phan Phương Anh: VCB rất đáng để đầu tư dài hạn, nhưng vấn đề quan trọng là chúng ta chấp nhận đầu tư ở mức giá nào đồng thời chúng ta cũng cần so sánh với nhiều cơ hội sẵn có khác.

 

Trần Đức Mạnh - Hai Bà Trưng, Hà Nội - (Email: ducmanh_2001@yahoo.com.vn)

Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà Nội chắc đã có nghiên cứu về cơ hội đầu tư vào Vietcombank? Ông Phan Phương Anh có thể tiết lộ một vài thông tin xung quanh Vietcombak được không?

 Ông Phan Phương Anh: Mức độ tiếp cận thông tin của chúng tôi cũng bình đẳng như tất cả các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội cũng như một số quỹ đầu tư khác đều mong muốn được minh bạch thông tin hơn nữa để thuận lợi cho việc phân tích định giá một cách chính xác hơn.

 

ptson - HCMC - (Email: seaptson@yahoo.com)

Tình hình TTCK những ngày qua suy giảm liên tục có phải do các tổ chức TC đầu tư vào các Cty bán ra, vừa để hiện thực hóa lợi nhuận vừa để mua được VCB với giá hời? Động thái của các nhà đầu tư nhỏ như chúng tôi nên như thế nào?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Theo tôi đánh giá về trung hạn thị trường vẫn tốt nên việc đánh giá cơ hội đầu tư NĐT cần bình tĩnh và phải xem xét trên nhiều yếu tố, ví dụ đầu tư vào doanh nghiệp thì cần chú ý đến phân tích cơ bản. NDT nhỏ nên tham khảo các ý kiến tư vấn để cơ cấu danh mục của mình, tránh việc chạy theo các xu hướng biến động ngắn hạn trên thị trường mà bỏ qua yếu tố nội tại. Tôi cho rằng vẫn nên chọn số lượng CP nhỏ mà mình ưa thích để có thể theo dõi được, và phải được đảm bảo bằng chỉ số tài chính lành mạnh.

 Ông Lâm Minh Chánh: Nếu đúng như bạn nghĩ thì thị trường đang tạo ra những cơ hội để mua thấp bán cao và để đầu tư dài hạn. Nhưng nhớ phân tích và chọn đúng cổ phiếu bạn nhé.

 Ông Phan Phương Anh: Quan điểm cá nhân tôi thì không phải như vậy. Chúng tôi cũng đã hiện thực hóa lợi nhuận từ đợt sốt nóng của thị trường và chúng tôi cũng như những quỹ đầu tư khác mà tôi biết thì đã chuẩn bị sẵn sàng cho đợt IPO này. Đối với các nhà đầu tư nhỏ, tôi nghĩ rằng không nên quá đặt mục tiêu vào việc mua được VCB.

 

Nguyễn Yến Chi - 96 ngõ 136, Tây Sơn - 0989080448 (Email: monster1961984@yahoo.com)

Việc đấu giá cổ phiếu lần đầu có những ưu tiên nào về giá và số lượng đặt không.

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo quy chế đấu giá thì không có ưu tiên nào cả, mọi nhà đầu tư đều bình đẳng. Số lượng đăng ký tối thiểu là 100

 

Đỗ Thị Trúc Giang - 22/2c trần hoàng na - TPCT - (Email: trgiangvcb@yooho.com)

1. Khi VCB IPO xong thì cổ phần trúng thầu có được chuyển nhượng hay không? 2. Phần lãi của trái phiếu có được chuyển đổi thành cổ phiếu hay không? 3. Cổ phần ưu đãi cho CBCNV VCB tính theo giá bình quân sau IPO hay sau ngày 22/01/2008 khi nhà đầu tư đã nộp tiền mua CP trúng thầu xong? 4. Khi nào mới biết tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu ? và đăng ký chuyển đổi trái phiếu vào ngày nào ?

 Bà Nguyễn Thu Hà

1. Cổ phần sẽ có thể được chuyển nhượng sau khi Vietcombank tiến hành đại hội cổ đông, thông qua điều lệ để chính thức trở thành ngân hàng cổ phần. Dự kiến sẽ thực hiện ngay sau khi hoàn tất IPO.

2. Như chúng tôi đã thông báo ngay khi phát hành trái phiếu cũng như tại bản cáo bạch niêm yết trái phiếu tăng vốn tại HOSE và bản công bố thông tin,lãi trái phiếu từ ngày trả lãi gần nhất đến ngày thực hiện quyền sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu.

3. Cổ phần ưu đãi được tính trên cơ sở giá đấu thành công bình quân THỰC TẾ.

4. Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu sẽ được xác định ngay sau khi HOSE công bố giá đấu thành công, bình quân thực tế. Dự kiến vào cuối tháng 1/2008, Vietcombank sẽ công bố công khai cụ thể về giá, thời gian, địa điểm chuyển đổi trái phiếu cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của Vietcombank và CTCK VCBS

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 14

 

Trần Đình Ngọc - Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: mrngochoang@yahoo.com)

Rất nhiều ý kiến cho rằng, giá cổ phần của Vietcombank chỉ vào khoảng 115-120.000 đồng/cổ phiếu. Ông Chánh và ông Anh có đồng quan điểm với ý kiến này?

 Ông Phan Phương Anh: Đương nhiên là giá cả do thị trường quyết định. Trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng Nhà nước đã rất "khôn" khi chỉ đưa ra đấu giá một lượng cổ phiếu rất nhỏ, sau đó lấy giá đấu bình quân đại diện cho giá của VCB là không phù hợp. Nếu Nhà nước quyết định bán 30% thì chắc chắn mức giá sẽ thấp hơn nhiều.
Cá nhân tôi, nếu bạn đấu giá với mức giá như trên, e là sẽ khó trúng, tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ khả năng bạn có thể mua được cổ phiếu VCB sau đấu giá.

 Ông Lâm Minh Chánh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 15
Thân chào độc giả Đình Ngọc, quy luật cung cầu sẽ quyết định mức giá cuối cùng. Có thể nó sẽ rất thấp cũng có thể nó sẽ rất cao, cao đến 180 - 200.000 đồng/CP chẳng hạn. Tuy vậy, như đã nói ở trên, tôi chỉ thị Phòng Tự doanh và Tư vấn khách hàng của chúng tôi mua ở mức giá 110 -140.000 đồng/CP tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của từng người.
 

Trần Thị Huệ - 1/66 Tôn Đức Thắng Lê Chân Hải phòng - (Email: tranthihuehp1965@yahoo.com)

Tôi muốn tham gia đấu giá cổ phiếu của Vietcombank, nhưng tôi ở Hải Phòng, không thể lên Hà Nội được. Tôi có thể ủy thác cho công ty chứng khoán ở Hải Phòng làm thủ tục đấu giá được không?

 Bà Nguyễn Thu Hà: Theo quy chế bán đấu giá cổ phần, sẽ có 62 đại lý bán đấu giá, tức là toàn bộ các công ty chứng khoán trên thị trường đều tham gia đợt đấu giá này. Bạn có thể tham khảo địa chỉ đấu giá được đăng tải công khai tại Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Vietcombank.

 

Phan Quang - Tp. HCM - (Email: phanquang65@yahoo.com.vn)

Câu hỏi gửi các ông Lâm Minh Chánh, Phan Phương Anh và Hoàng Anh Tuấn: 1. Cơ sở nào để so sánh giá của VCB và ACB, STB như các vị đã nói ở trên? 2. Các vị có nghĩ rằng IPO VCB cũng chỉ là một đợt IPO bình thường như các DN khác hay không? Bởi vì nếu đúng như vậy thì chắc chắn TTCK sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như tình hình hiện nay? xin Cảm ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh: 1. Thân chào độc giả Phan Quang, mỗi công ty có một cách phân tích và định giá riêng. Đối với ngân hàng, Công ty Đại Việt đặt nặng phương pháp định giá tương quan P/B (60%-70%), phần còn lại là phương pháp chiết khấu dòng tiền. Tôi sẽ viết kỹ trong bài sắp đăng trên báo ĐTCK.
2. Có và không. VCB là một chờ đợi dài và là một câu chuyện đặc biệt

 

Hieu - - (Email: Dohieu@yahoo.com)

Xin được hỏi ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Hà Nội. HSSC có hỗ trợ vốn cho NĐT khi NĐT đấu giá thành công Vietcombank hay không? Trong truong hop IPO Vietcombank thành công VN Index sẽ ra sao? Trong trường hợp ngược lại sẽ như thế nào? Cám ơn ông nhiều?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 16
Đây cũng là điểm đặc biệt mà khách hàng ủy thác đấu giá qua HSSC. NĐT có thể được thu xếp khoản vay tối thiểu trên 10 lần mệnh giá với tỷ lệ 30% trên tổng số tiền trúng đấu giá (thấp nhất 30.000 đồng/cổ phiếu).

Trong trường hợp IPO VCB thành công tôi nghĩ VN-Index sẽ không có thay đổi lớn, có thể là tác động từ tâm lý tích cực, trong trường hợp ngược lại cũng tương tự, tuy thị trường có thể trùng lại một chút.

 

Hop Giang - Vung tau - (Email: havicokt@hcm.vnn.vn)

Trong đợt IPO này thì phần thặng dư có được của Vietcombank Nhà nước có thu về không? Nếu thu về thì thu bao nhiêu %?

 Bà Nguyễn Thu Hà: Về thặng dư về vốn được để lại theo quy định của nhà nước tại Nghị định 109/NĐ-CP, trong bước đầu cổ phần hoá giữ nguyên nguồn vốn nhà nước 70% và phát hành thêm 30% như vậy với số vốn thặng dư sau khi trừ đi chi phí được giữ lại theo điều lệ là doanh nghiệp 30% và nhà nước là 70%.

 

Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)

Bản công bố thông tin có nói việc công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản(VCB-AMC)100% sở hữu Vietcombank giải thể. Xin bà Hà cho biết thật cụ thể, liệu việc này có ảnh hưởng tới giá trị của VCB như thế nào? Xin chân thành cảm ơn

 Bà Nguyễn Thu Hà: AMC của Vietcombank đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" là xử lý xong những tài sản tồn đọng từ nợ cũ trước đây. Do đó, việc giải thể AMC sẽ không ảnh hưởng tới giá trị của Vietcombank khi IPO

 

Lưu Quốc Hoàng - 127 Nguyễn Công Trứ Bảo Lộc - (Email: md@broker.com.vn)

Xin hỏi: Theo Ông/Bà, phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài hiện giờ như thế nào? Họ có ra giá cao hơn 15x để thâu tóm cổ phiếu VCB không?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 17
Tôi không nghĩ như thế, như tôi đã phân tích họ sẽ không mua bằng một giá quá cao.
 

Tuan - 538 duong lang, hanoi - (Email: dinhductuanvn@yahoo.com)

Đề nghị cho biết phương thức đấu giá của nhà đầu tư nước ngòai để mua 30% lượng cổ phiếu Vietcombank được đưa ra IPO lần này.

 Bà Nguyễn Thu Hà

Không có sự phân biệt về phương thức đấu giá của các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài cũng đăng ký, đặt cọc, bỏ phiếu tham dự đấu giá tại các đại lý đấu giá.
Sự khác biệt duy nhất là kết quả đấu giá sẽ được xác định trên cơ sở kết hợp tỷ lệ khống chế trần 30%. Quy định chi tiết xin mời bạn tham khảo Quy chế bán đấu giá do HOSE ban hành.

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 18

 

Phan Quang - Tp. HCM - (Email: phanquang65@yahoo.com.vn)

Câu hỏi gửi các ông Lâm Minh Chánh, Phan Phương Anh và Hoàng Anh Tuấn: 1. Cơ sở nào để so sánh giá của VCB và ACB, STB như các vị đã nói ở trên? 2. Các vị có nghĩ rằng IPO VCB cũng chỉ là một đợt IPO bình thường như các DN khác hay không? Bởi vì nếu đúng như vậy thì chắc chắn TTCK sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như tình hình hiện nay? xin Cảm ơn!

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Cơ sở chính là so sánh ngành, về mặt định tính thì VCB có những lợi thế về thương hiệu, thị phần thanh toán, xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, quản lý và công nghệ. Tuy nhiên hai ngân hàng đang niêm yết lại có lợi thế về mảng đầu tư và tính dụng tiêu dùng, và sự năng động vì đã CPH nhiều năm.

Về mặt định lượng, so sánh thông qua các chỉ số P/E thì PE của VCB với lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2007 là 1.500 tỷ, ước tính 2007 là 2.200 tỷ thì với tốc độ tăng trưởng cho là 50%.năm thì 2008 cũng chỉ có lợi nhuận là 3.300 tỷ như vậy EPS tương ứng 2008 là 2.200 đồng. Thì như vậy nếu tính với khởi điểm 100.000 đồng thì PE là 45 mà đây là PE của tương lai 2008 chứ không phải hiện tại, như vậy là tương đối cao so với ACB và STB (khoảng 27 và 25).

 Ông Phan Phương Anh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 19
1. Nếu để nói thật sự cụ thể và chi tiết thì thời gian của buổi giao lưu là quá ngắn. Ở đây, tôi chỉ nêu lên một số chỉ tiêu cơ bản để bạn tham khảo. Tốc độ tăng trưởng và chỉ tiêu tài chính của ACB và STB là tốt hơn VCB (theo công bố thông tin). Động lực làm việc, chế độ đãi ngộ của ACB, STB là tốt hơn hẳn so với VCB. Tuy nhiên, VCB hiện đã có quy mô lớn hơn, lịch sử hoạt động lớn hơn và ít nhiều, tâm lý là ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn có ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý khách hàng.
2. Tôi nghĩ rằng, IPO Vietcombank là một đợt IPO đáng được quan tâm vì IPO các ngân hàng lớn luôn là một cơ hội đầu tư hấp dẫn. Nhưng tôi cũng có đồng quan điểm là TTCK sẽ không bị tác động nhiều sau đợt IPO này.
 

Bùi Thị Phương - 96 ngõ 136, Tây Sơn - 0989080448 (Email: buithiphuống9@yahoo.com.vn)

tôi là một nhà đầu tư cá nhân, và hiện là sinh viên vì vậy số vốn của tôi không lớn. Vậy tôi có cơ hội như các nhà đầu tư khác để sở hữu cổ phiếu của Vietcombank không.xin cảm ơn.

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Bùi Thị Phương, tại sao không? Bạn hoàn toàn có cơ hội ngang bằng. Quan trọng là giá bạn chấp nhận đấu bao nhiêu.

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Hoàn toàn có thể, vì cuộc đấu giá này hoàn toàn bình đẳng cho các NĐT, miễn là bạn chỉ cần đủ vốn ban đầu đủ để đặt cọc tương ứng với 100 cổ phiếu.

 

Hien - Hai phong - (Email: hiennguyen@yahoo.com)

Xin được hỏi ông Lâm Minh Chánh. Ông nhận định như thế nào về nguồn tiền của các NĐT hiện nay. Theo tính toán của ông thì giá đấu bình quân của Vietcombank là bao nhiêu? Liệu NĐT có bỏ cuộc khi đấu thành công do nguồn tiền bị hạn chế? Trân trọng cám ơn ông?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hien. Tiền của nhà đầu tư cá nhân thì tôi không thể đưa ra dự đoán cụ thể. Nhưng tôi biết chắc tiền của nhà đầu tư tổ chức, và của một số cá nhân lớn – đại gia – thì có vẻ như đang sẵn sàng. Nếu có hiện tượng bỏ cọc nhiều thì tôi nghiêng về lý do giá bị đẩy lên cao hơn là lý do tiền bị hạn chế.

 

Đô Thành - Bach Khoa, Ha Noi - (Email: donguyen78@yahoo.com)

VCB tự hào là ngân hàng hàng đầu trong thanh toán xuất nhập khẩu, có nhiều đại lý ở nước ngoài nhưng theo tôi được biết hoạt động kiều hối của VCB không có vị trí tốt trên thị trường mà Ngân hàng có thị phần cao nhất lại là Đông Á?

 Bà Nguyễn Thu Hà
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 20
Trong lịch sử hoạt động ngân hàng, Vietcombank vẫn luôn đứng đầu trong lĩnh vực kiều hối. Trong năm 2006, doanh số chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài qua hệ thống của Vietcombank là 650 triệu USD, còn trong 11 tháng đầu năm 2007 đã lên tới 950 triệu USD. Thị phần hiện nay chiếm trên 20%.
 

Dinh Tuan - Tu Liem, Ha Noi - (Email: dinhtuan578@yahoo.com)

Xin bà cho biết, kế hoạch niêm yết của VCB trên thị trường trong nước và quốc tế sau IPO sẽ như thế nào? Tôi được biết VCB đang lựa chọn niêm yết quốc tế tại Sịngapore hoặc Hồng Kông, phương án nào đang giành được nhiều sự hậu thuẫn nhất trong Ban lãnh đạo VCB ?

 Bà Nguyễn Thu Hà: Vietcombank sẽ tiến hành niêm yết trên thị trường trong nước ngay sau khi thực hiện IPO, dự kiến 90 ngày sau thời điểm IPO. Còn việc phát hành và niêm yết tại thị trường nước ngoài sẽ thực hiện trong năm 2009. Địa điểm cụ thể đang được xem xét và cân nhắc, không chỉ hai thị trường Singapore và Hongkong như bạn đề cập.

 

Đỗ Minh Khôi - Hàng Bài, Hà Nội - (Email: dominhkhoi@hotmail.com)

Tôi rất muốn biết quan điểm về việc, liệu VCB có bán được hết số cổ phiếu chào bán lần này không? Tỷ lệ các nhà đầu tư bỏ cọc được dự đoán là bao nhiêu? Tôi hỏi như vậy vì tôi nghĩ có rất nhiều người đầu tư theo trào lưu và sẵn sàng bỏ giá cao khi đấu thầu. Nhưng khi thấy giá trúng thầu trung bình thấp hơn dự kiến, nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ bỏ thầu. Xin cảm ơn!

 Bà Nguyễn Thu Hà: Với uy tín, thương hiệu hơn 45 năm của Vietcombank với chất lượng hoạt động tốt, đặc biệt là sự quan tâm của công chúng đầu tư trong và ngoài nước, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng đợt IPO này chắc chắn sẽ thành công.
Với thông tin được công bố công khai minh bạch, mức giá khởi điểm được tính toán kỹ lưỡng thì các nhà đầu tư đủ cơ sở để đưa ra một mức giá hợp lý.

 

Đặng Thanh Tâm - Hải phòng - (Email: tam_thanh_ha_co@yahoo.com.vn)

Xin chào tât cả các vị khach mời.Tôi xin đặt câu hỏi sau: Hiện tại trước quá trình ifo VCB dư luận có rất nhiều dự đoán khác nhau nhưng dù tốt hay xấu tôi nhận thấy đều ảnh hưởng đến thị trường CK tập trung mà ở đây là ảnh hưởng không tốt, giá trị giao dịch giảm , giá cổ phiếu đã giảm rất nhiều , xin các vị cho biết liệu đấu giá xong VCB thì thị trường sẽ như thế nào. Xin chân thành cám ơn./.

 Ông Lâm Minh Chánh

Thân chào độc giả Thanh Tâm, dĩ nhiên là không ai dự đoán được chính xác 100% thị trường. Thế nhưng tôi có niềm tin là thị trường sẽ khởi sắc, giá trị giao dịch sẽ tăng. Xin chú ý, khởi sắc không phải là 100% cổ phiếu tăng giá, mà là một dao động có hướng đi lên.

IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 21
 

Trần Phương Nga - 101 Lê Văn Phan, Phường Phú Thọ Hòa - (Email: phuongngatran@hotmail.com)

Xin cho biết tình hình hoạt động và định hướng chiến lược cho Vinafico? Trong quá khứ Vinafico có sứ mệnh lịch sử, tuy nhiên thời gian gần đây vị trí của Vinafico không còn được như trước nữa. Liệu VCB có định giữ lại (trong trường hợp này thì đóng góp lợi nhuận vào VCB khoản bao nhiêu) hay sẽ rút vốn trong tương lai gần? Xin cảm ơn

 Bà Nguyễn Thu Hà: Trong chiến lược phát triển, Vietcombank có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đối với Vinafico là một công ty tài chính của Vietcombank đã có bề dày hoạt động tại Hongkong, chúng tôi cũng đang xem xét tái cơ cấu, có kế hoạch nâng cấp toàn diện hoạt động để phục vụ mục tiêu nói trên.

 

Trần Phương Nga - 101 Lê Văn Phan, Phường Phú Thọ Hòa - (Email: phuongngatran@hotmail.com)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám của VCB là vì VCB là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên có những giới hạn nhất định vế lương thưởng. Xin cho biết sau khi cổ phần hoá với vốn NN 70% thì VCB sẽ hoạt động chính xác theo luật doanh nghiệp nào? Toàn bộ những rào cản của NH thuộc sở hữu nhà nước (ví dụ như lương thưởng và các ràng buộc khác) có được dỡ bỏ không? Xin cảm ơn

 Bà Nguyễn Thu Hà
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 22
Sau cổ phần hoá, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sẽ được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của một ngân hàng TMCP phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan. Vietcombank được áp dụng mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế tốt nhất nhưng không xung đột với luật pháp Việt Nam.
Như vậy, sẽ có nhiều rào cản sẽ được tháo gỡ trong hoạt động tương lai của Vietcombank.
 

Lê thị Cúc - 123 Lê Thánh Tông - (Email: backytu@yahoo.com)

Thưa ông Hoàng Anh Tuấn, theo ông với giá trung bình nào thì đợt cổ phần hóa VCB thành công (bán hết số cổ phiếu phát hành)?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Đánh giá một đợt CPH thành công cần xác định trên hai tiêu chí, NĐT cũng như chủ thể phát hành. Như vậy thì chỉ cần bán được trên giá khởi điểm và bán hết số CP là thành công. Với chúng tôi là nhà môi giới, thì chúng tôi cho rằng chỉ cần NĐT mua được ở giá hợp lý, dao động 20% trong giá khởi điểm là thành công, còn quan điểm của VCB tôi nghĩ có thể khác.

 

phuong - Hà Nội - (Email: nguyenbinhphuong2005@yahoo.com)

Việc CTCK VCBS tư vấn về giá cho Vietcombank có đảm bảo tính khách quan? Dựa vào những yếu tố nào để có thể đưa ra giá khởi điểm của Vietcombank là 100.000đ/cp?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Câu này xin nhường cho VCB trả lời

 Bà Nguyễn Thu Hà: VCBS không phải là nhà tư vấn về giá cho Vietcombank mà chỉ là tư vấn cho đợt phát hành lần này. Việc định giá trị của Vietcombank và xác định giá khởi điểm tôi đã đề cập ở phần trên, mời bạn tham khảo.

 

Anh Đức - Thái Nguyên - (Email: ducanh@gmail.com)

Hiện nay, các Ngân hàng Nhà nước rất thiếu sức cạnh tranh, liệu điều này có khiến các nhà đầu tư trong nước không kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu của các ngân hàng nhà nước? Tất nhiên tôi biết các nhà đầu tư nước ngòai họ vẫn đầu tư vào các cổ phiếu này vi mục đích khác

 Ông Phan Phương Anh: Sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại quốc doanh chắc chắn sẽ được cải thiện khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTMCP do quyền lợi của Ban lãnh đạo và người lao động sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với hiệu quả làm ăn của ngân hàng, đồng thời các cổ đông trong và ngoài nước cũng tạo sức ép để ngân hàng phải làm ăn hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư trong và ngoài nước chắc chắn sẽ rất quan tâm và mong muốn đầu tư vào các danh mục này.

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Anh Đức, việc thiếu sự cạnh tranh này vừa là điểm yếu, thách thức, nhưng lại là cơ hội đối với các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Khi đầu tư vào VCB hay các công ty nhà nước, các đối tác kỳ vọng sẽ chuyển hóa những điểm yếu thành điểm mạnh, và tạo ra giá trị nhiều hơn trong tương lai.

 

Ánh Tuyết - 3 Hai Bà Trưng - Hà Nội - (Email: anhtuyet20@hotmail.com)

Thưa bà Hà, hiện nay các báo chí đều đưa tin có thêm hàng loạt ngân hàng TMCP ra đời cộng với số lượng lớn các ngân hàng TM trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, do đó, nguồn nhân lực ngân hàng đặc biệt là nhân lực cao cấp rất khan hiếm. Mà nguồn nhân lực lại là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương VN sau này.Xin ba cho biết BLĐ NHNTVN hiện nay và NHTMCP Ngoại thương sau này đã có chiến lược phát triển nguồn nhân lực như thế nào? Trong quá trình hoạt động gần đây, Ngân hàng Ngoại thương có tuyển chọn nguồn nhân lực cao cấp ở ngoài? Có nhân lực cao cấp nào của NHNTVN sang làm việc cho các Ngân hàng và các công ty tài chính khác ngoài hệ thống NHNTVN? Xin cám ơn bà.

 Bà Nguyễn Thu Hà: Để có những nguồn nhân lực cao cấp và phù hợp với yêu cầu kinh doanh, Vietcombank chắc chắn sẽ xem xét để thu hút các đối tượng này.
Tôi cho rằng, thị trường lao động tại Việt Nam đang cởi mở hơn, mỗi người có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Còn đối với Vietcombank, như tôi đã nói trên sẽ cố gắng thu hút được những người có trình độ và tâm huyết để làm việc tại ngân hàng.
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 23
 

anhduc - ct ck sacombank - (Email: lien.ctq@sbsc.com.vn)

Chào ông Phan Anh, So sánh với CP ACB đang giao dịch tại sàn HN, với giá của VCB trúng thầu dự đoán khoảng 150, ông có lời khuyên nên đầu tư vào CP nào không ạ. Xin cảm ơn ông.

 Ông Phan Phương Anh: Tôi rất thích cổ phiếu ACB và quan điểm cá nhân của tôi thì với mức giá của ACB hiện nay, việc đầu tư vào ACB sẽ có khả năng đem lại hiệu quả cao trong vòng 2 năm tới.
Đối với mức giá dự kiến mà bạn đưa ra là 150.000/CP của VCB, theo tôi mức độ bất ổn sẽ cao hơn do việc hạn chế trong thông tin.

 

Thuy Van - Tp.HCM - (Email: yocxia@gmail.com)

Tại sao VCB có ý định niêm yết hơi vội vã như thế? Vì công tác cổ phần hóa dính líu tới rất nhiều công việc hành chính thủ tục, tái cấu trúc... mà chỉ trong vòng 3 tháng đã lên sàn. Thế thì liệu VCB có đủ tự tin không với kế hoạch đó? Hay đây có phải là 1 lời nói, giống như đợt IPO VCB bị hoãn đi hoãn lại? Xin cảm ơn!

 Bà Nguyễn Thu Hà: Vietcombank đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho việc niêm yết sau IPO. Tất nhiên sẽ có một số việc còn phải làm, nhưng việc niêm yết đã nằm trong lộ trình được xác định nên thời gian 3 tháng là hợp lý. Chúng tôi hoàn toàn tự tin sẽ niêm yết đúng với kế hoạch.

 

nguyễn minh trí - bình thạnh, tp.hcm - (Email: minh_ttt@yahoo.com)

Phần thặng dư vốn của đợt đấu giá là tiền của nhà đầu tư sao lại bị lấy đi. Vậy nếu sau này các công ty khác đấu giá xong có thể tự lấy đi phần thặng dư vốn phải không?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Theo như Nghị định 109 về CPH doanh nghiệp nhà nước, trước đây là Nghị định 187 thì khi bán bớt một phần tài sản của Nhà nước của doanh nghiệp thì phần thặng dư sẽ nộp 100% về ngân sách nhà nước sau khi trừ đi chi phí CPH và giải quyết chính sách lao động dôi dư. Nhưng ở trường hợp của VCB cũng như Bảo Việt thì kết hợp việc CPH với phát hành tăng vốn, cụ thể là phần vốn Nhà nước vẫn giữ nguyên và phát hành tăng thêm. Trường hợp của VCB là giữ nguyên phần vốn nhà nước là 11.000 tỷ và phát hành tăng thêm cho đủ vốn điều lệ là 15.000 tỷ. Vì vậy chính phủ đồng ý để lại một phần thặng dư của đợt phát hành cho doanh nghiệp và tỷ lệ theo thông tin đưa là 30% để lại vẫn là dự kiến. Chính điều này gây bối rối cho NĐT khi ra quyết định.
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 24
 

Nguyễn Phương Ngôn - 35/191 Vườn Lài, Tân Phú - (Email: ngon@yahoo.co.uk)

Xin chào anh Chánh, xin anh cho biết trên cơ sở nào anh tính ra giá VCB 110.000-140.000 đồng/CP. Anh có thể cho độc giả biết rõ hơn về cách định giá (PB anh dùng bao nhiêu) và DCF anh dùng những giả định nào về tăng trưởng trong tương lai? Rất cảm ơn anh đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng tôi.

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Phương Ngôn, tôi sẽ nói kỹ hơn trong bài viết sắp đến trên ĐTCK. Nhưng tôi cũng xin chia sẻ tổng quát với bạn. P/B lấy ở mức 7.5 - 8.5. Dòng tiền thì dung số của VCB đưa ra trong Bản cáo bạch và có điều chỉnh, sau năm 2012, thì 7 năm lền sau dự đoán tăng trưởng 12 - 15%, sau đó thì tăng trưởng bền vững ở mức 6%-7%. Tại sao như thế, tôi sẽ viết trên báo ĐTCK tuần sau. Cám ơn anh khen tặng. Tôi luôn mong muốn được hỗ trợ thêm cho các nhà đầu tư cá nhân.

 

Thuy Van - Tp.HCM - (Email: yocxia@gmail.com)

Câu hỏi cho cô Hà: Bản thân VCB có đầu tư vào cổ phiếu không? Xin cho biết danh mục đầu tư của VCB và giá gốc. Trong tương lai, phần đầu tư tài chính sẽ vẫn do VCB mẹ phụ trách hay sẽ chuyển cho VCBF hay VCBS? Thông tin là Amex đã đến thị trường Việt Nam và dự tính tách ra khỏi VCB để hoạt động độc lập, điều này có ảnh hưởng tới tình hình họat động của VCB như thế nào? Theo cháu nghĩ, thì chắc cũng tương đối vì hoạt động thẻ là thế mạnh của VCB. Cám ơn cô!

 Bà Nguyễn Thu Hà: Danh mục đầu tư cổ phiếu của Vietcombank đã được công bố đầy đủ trong bản công bố thông tin mà chúng tôi đã đưa ra, bạn có thể tham khảo tại tài liệu này.
Trong tương lai, cả 3 đơn vị này vẫn tiếp tục thực hiện việc đầu tư theo chức năng nhiệm vụ của mình vì đây là 3 pháp nhân độc lập.
Còn về hoạt động thẻ, Vietcombank có quan hệ hợp tác kinh doanh với 5 tổ chức thẻ quốc thẻ quốc tế lớn nhất thế giới trong đó có AMEX. Quan điểm của chúng tôi là Vietcombank không thể phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức thẻ nào. Mọi hoạt động kinh doanh phải trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.

 

hung - hải dương - (Email: tamhoancongchua@yahoo.com.vn)

Nếu giá của VCB là 130.000 đồng/CP và giá của STB là 70.000 đồng/CP thì theo các chuyên gia để đầu tư dài han vào 2 ngân hàng này thì chúng ta nên chọn ngân hàng nào hơn? Xin cảm ơn.

 Ông Phan Phương Anh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 25
Nếu giả định mức giá của hai cổ phiếu như trên thì cá nhân tôi sẽ giành khoảng 40% vào VCB, 60% vào STB. Để đầu tư dài hạn thì còn nhiều yếu tố cần phải cân nhắc. Chúng ta nên thường xuyên theo dõi những động thái, nhân tố có thể ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của mình do chúng ta đang hoạt động đang hoạt động trong nền kinh tế booming.

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Đứng trên quan điểm đầu tư tổ chức, cổ phiếu ngân hàng cũng trong ưu tiên danh mục đầu tư của chúng tôi. Nếu theo phân tích của chúng tôi để đầu tư dài hạn cả hai cổ phiếu đều được, tuy nhiên xét trong ngắn hạn giá cổ phiếu VCB sẽ còn biến động nhiều sau khi đấu giá.

 

Hanh - Vungtau - (Email: chihanhsb3@yahoo.com)

Sau khi VCB IPO, theo công bố thông tin, VCb sẽ triển khai hoat động theo mô hinh tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng. Nhưng về tỉ lệ nắm giữ về vốn, sở hữu nhà nước vẫn là 70%.Liệu đây là rào cản quá lớn, là nguyên nhân của sự ì ạch, kém nhạy bén,kìm hảm sự phát triển mà nó đã ăn sâu trong tư duy từ lâu trong các cấp. Trong Chương trình hoạch định chiến lược của VCB trong tương lai, làm thế nào để VCB thoát ra khỏi sự nặng nề bởi cơ chế cũ, để chạy đua với các NHTMCP khác , có sự thoáng hơn trong cơ chế ?

 Bà Nguyễn Thu Hà: Dù Nhà nước sở hữu 70% nhưng thực sự Vietcombank sẽ được hoạt động theo cơ chế một ngân hàng cổ phần. Điều đó có nghĩa là những rào cản sẽ được phá bỏ, những chính sách và cơ chế mới sẽ được xây dựng sao cho phát huy hết nội lực của ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cả cổ đông Nhà nước cũng như các cổ đông khác.
Tôi hoàn toàn tin tưởng trong tương lai Vietcombank sẽ có sự bứt phá quyết liệt để duy trì vị thế của mình tại thị trường trong nước và phát triển thành một tập đoàn tài chính tầm cỡ khu vực.

 

nguyen van minh - binh dinh - 0918060730 (Email: minhg71@yahoo.com)

Thua anh Chánh thân mến! Theo nhận định của tôi, các nhà đầu t­ư nhỏ lẻ nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng đã niêm yết có kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm rất tốt mà giá hiện nay đã được điều chỉnh giảm khá hấp đẫn(vi dụ STB, ACB...), hơn là theo đuổi một vietcombank tuy lớn nhưng hiệu quả họat động trong t­ương lai ch­ưa biết như thế nào. Anh nhận định như thế nào về ý kiến này?

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào bạn nguyen van minh, ý của bạn cũng là một ý hay mà các nhà đầu tư cá nhân nên để ý. Cổ phiếu của cả 3 ngân hàng đều là cổ phiếu tăng trưởng. Tiềm năng tăng trưởng của VCB là rất lớn, nhưng chưa hiện rõ nét. Giống như thương hiệu của VCB, ai cũng thấy nó lớn, nhưng quy đổi sự đóng góp của nó vào kết quả kinh doanh, thì chưa cao. Bài sau tôi sẽ viết về điều này. Nói tóm lại, so sánh với ACB và STB, nhận định của cá nhân tôi, VCB có thể đem lại lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn nhiều.

 

Như Anh - 105 lô G cư xá Thanh Đa, F27, Q.BT, HCM - (Email: chitcdn@ueh.edu.vn)

Có phải ông Chánh, ông Phương Anh, ông Anh Tuấn đang làm công tác truyền thông cho chính tổ chức mình và những tổ chức khác khi gợi ý đưa ra mức giá cao để cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ giảm số lượng đăng ký đấu giá từ đó khối lượng đăng ký có thể bằng hoặc thấp hơn 2 lần chẳng hạn, để các ông và tổ chức mua được mức giá thấp (gần với giá khởi điểm)?

 Ông Hoàng Anh Tuấn
Tôi nghĩ là câu hỏi hay, thực ra trong đợt đấu giá VCB này chúng tôi quan tâm trên 2 góc độ. Thứ nhất là quan tâm với góc độ xem xét cổ phiếu VCB trong cơ cấu danh mục của HSSC, góc độ thứ hai là chúng tôi xem xét giúp nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu VCB có thể đấu giá với mức hợp lý. Quan điểm của chúng tôi, như là một tổ chức tài chính thì yếu tố chính trực và đạo đức nghề nghiệp được coi trọng hàng đầu. Mức giá mà chúng tôi khuyến cáo cho các NĐT ủy thác cho chúng tôi đấu giá hoàn toàn dựa trên những căn cứ khoa học mang tính kỹ thuật của bộ phận phân tích đầu tư HSSC.

 Ông Phan Phương Anh
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 26
Một câu hỏi rất thú vị! Tôi xin chia sẻ, hiện nay chúng tôi đang quản lý khoảng 100 triệu USD và cũng dự kiến chỉ giành một phần để đầu tư và VCB tại mức giá có thể chấp nhận được. Do vậy, những quan điểm hay nhận định mà chúng tôi chia sẻ, trao đổi trong buổi tọa đàm này chỉ mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Các nhà đầu tư phải căn cứ vào khả năng thực tế của mình để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý nhất.
 

Uyên Bình - Gò Vấp - TP. HCM - (Email: uyenbinh2000@yahoo.com)

Có thông tin cho rằng giá của VCB có thể lên đến 300.000 đồng, là những nhà chuyên gia phân tích thị trường, thông tin này có thể tin tưởng được không?

 Ông Hoàng Anh Tuấn: Nếu giá 300.000 đồng được đấu giá thành công thì là một sự ngạc nhiên lớn.

 Ông Phan Phương Anh: Trong điều kiện hiện nay, tôi không tin giá của VCB có thể lên tới 300.000 đồng/CP bởi vì tôi biết rằng, có nhiều người sẽ sẵn sàng bán cổ phiếu VCB ở mức giá thấp hơn nhiều nên các nhà đầu tư cần thận trọng, tránh bỏ giá quá cao.

 

Tran Tuan Duc - Dich Vong hau, Ha Noi - (Email: râsctor@yahoo.com)

Về mảng bảo hiểm VCB sẽ tập trung vào hoạt động nào?

 Bà Nguyễn Thu Hà
IPO Vietcombank: Thắc mắc và giải đáp ảnh 27
Bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh quan trọng nằm trong chiến lược đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, Vietcombank đã thành lập một liên doanh bảo hiểm với tập đoàn Cadiff Pháp, tập trung vào lĩnh vực nhân thọ. Còn trong lĩnh vực phi nhân thọ, Vietcombank đã đầu tư, góp vốn cổ phần vào một số công ty bảo hiểm như PJICO, Bảo hiểm Nhà rồng.
 

Ngô Đức Hưng - Cty CP Chứng khoán Dầu khí - (Email: hungnd@pvsecurities.com.vn)

1. Đề nghị làm rõ mức giá khởi điểm 100.000 đồng/cổ phiếu là dựa trên căn cứ nào? 2. Giá trị của thương hiệu Vietcombank (VCB) tính vào giá 100.000 đồng không? 3. Theo quan điểm của nhà đầu tư chúng tôi, giá 100.000 đồng/cổ phiếu với VCB + cam kết của VCB sẽ có lãi 15% trong năm tới cũng vẫn cho ra một chỉ số forward PE rất cao là từ 37 đến 44 lần. Quý vị nghĩ sao mà lại đưa ra mức giá cao như vậy? Có phải quý vị hy vọng đông đảo nhà đầu tư cá nhân sẽ còn đấu cao hơn mức giá 100.000 đồng này? Có phải đối tác nước ngoài chỉ bỏ giá 5x cũng là vì lý do này (để forward PE chỉ còn khoảng 25 lần)? Xin trân trọng cảm ơn!

 Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Đức Hưng.
1. Chị Hà đã giải thích rõ về việc định giá khởi điểm 100.000 đồng/CP.
2. Theo tôi, giá trị của thương hiệu của VCB phải và đã tính vào giá 100.000 đồng này.
3. Như đã nói bên trên, đầu tư vào VCB là đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng. VCB sẽ phải tăng trưởng mạnh hơn để thể hiện giá trị của mình.

 

Sau hơn 2 giờ đồng hồ tham gia trả lời câu hỏi của độc giả Đầu tư Chứng khoán điện tử gửi về, các chuyên gia khách mời đã rất cố gắng giải đáp và bình luận nhiều vấn đề xoay quanh sự kiện IPO của Vietcombank và những tác động của cuộc IPO này tới TTCK Việt Nam. Dù thời gian có hạn, nhưng Đầu tư Chứng khoán điện tử hy vọng cuộc giao lưu hôm nay có thể đem lại cho quý vị độc giả những thông tin và bình luận hữu ích. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị độc giả và chúc quý vị đầu tư thành công!