Ông Nguyễn Như Quỳnh – Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành HNX

Ông Nguyễn Như Quỳnh – Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành HNX

Kho bạc Nhà nước dự kiến mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Kho bạc Nhà nước đang hoàn thiện để trình ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ.

Năm 2020 không hẳn là quãng thời gian thuận lợi cho công tác phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), khi cả thị trường quốc tế và trong nước đều có những biến động tiêu cực.

Tại thị trường quốc tế, ngân hàng trung ương các nước thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ, điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, lãi suất trái phiếu TPCP các nước trong khu vực và trên thế giới giảm.

Ở Việt Nam, dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến thu, chi ngân sách nhà nước: Chính phủ thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh; giãn, hoãn thuế, giãn thời gian đóng bảo hiểm, đẩy mạnh chi hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ; thúc đẩy đầu tư công để tạo đà tăng trưởng kinh tế. Các động thái này đều khiến nhu cầu vốn cho cân đối ngân sách nhà nước cao.

Trong khi đó, thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh nửa đầu năm, khiến Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp; tâm lý nhà đầu tư không ổn định… Đây là lý do một số thời điểm đầu năm thị trường thanh khoản kém, Kho bạc Nhà nước không huy động được vốn.

Tại Hội nghị thành viên thị trường TPCP năm 2020 do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức, bà Nguyễn Thị Ngọc Hiếu, Phó cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ (Kho bạc Nhà nước) cho biết, nhờ 2 yếu tố hỗ trợ chính gồm thanh khoản thị trường dồi dào (NHNN giảm lãi suất điều hành và bơm khối lượng lớn tiền đồng ra thị trường, tăng trưởng tín dụng chậm) và khối lượng TPCP đáo hạn lớn tạo nguồn tái đầu tư nên công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nước vẫn đạt kết quả tốt.

"Chỉ trong 10 tháng năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 260.116 tỷ đồng TPCP, tăng 17,8% so với cả năm 2019, hoàn thành 100% kế hoạch năm", bà Hiếu cho biết.

Trong đó, khối bảo hiểm vẫn là nhà đầu tư chính với trái TPCP (chiếm tỷ trọng 54%), khối ngân hàng (45%) và các công ty tài chính, quỹ đầu tư chỉ chiếm 1%.

Đáng chú ý, bà Hiếu cho biết, Kho bạc Nhà nước đang hoàn thiện để trình ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP. Theo đó, dự kiến Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư vào tháng 12/2020, Kho bạc Nhà nước thực hiện từ đầu năm 2021, kỳ vọng nâng cao thanh khoản cho thị trường TPCP. Phương thức thực hiện là đấu thầu cạnh tranh lãi suất mua lại có kỳ hạn để lựa chọn đối tác giao dịch, thực hiện trên hệ thống giao dịch của HNX.

Chia sẻ thêm về thị trường trái phiếu 9 tháng đầu năm, ông Nguyễn Như Quỳnh, thành viên HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc HNX cho biết, trên thị trường thứ cấp, HNX tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng của thị trường cả về quy mô và thanh khoản.

Quy mô niêm yết TPCP đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt trên 9,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2019. Tỷ trọng giao dịch Repo giảm đáng kể so với năm 2019, đạt dưới 50% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng trên thị trường này với hơn 3 nghìn tỷ đồng,

Tình hình thị trường TPCP 9 tháng năm 2020 (nguồn HNX)

Tình hình thị trường TPCP 9 tháng năm 2020 (nguồn HNX)

Lãi suất trúng thầu trái phiếu giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt giảm vào tháng 3/2020 và tháng 9/2020 là thời điểm lãi suất chạm đáy trong 10 năm trở lại đây. Cụ thể: kỳ hạn 5 năm (1,35%), 10 năm (2,18%), 15 năm (2,51%), 20 năm (2,98%) và 30 năm (2,18%). Tính tới hiện tại, lãi suất đang có xu hướng nhích lên ở tất cả các kỳ hạn.

Lãi suất huy động bình quân trên thị trường trong 9 tháng đầu năm 2020 là 2,91% (giảm 37% so với năm 2019), trong khi tỷ lệ lạm phát dự kiến cả năm 2020 là dưới 4%, do vậy mức lãi suất này làm giảm tính hấp dẫn của TPCP so với các kênh đầu tư khác.

Tin bài liên quan