
Người đi bộ băng qua đường ở khu mua sắm Ginza của thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP
Như vậy, mức giảm GDP quý I mạnh hơn mức giảm 0,1% mà các nhà kinh tế dự báo với Reuters.
Tuy nhiên, xét theo cơ sở hàng năm, GDP của Nhật Bản đã tăng 1,7% trong quý I/2025, mức tăng lớn nhất kể từ quý I/2023 và mạnh hơn so với mức tăng trưởng 1,3% trong quý IV/2024.
Dữ liệu GDP quý I của Nhật Bản được công bố vào thời điểm nước này đang trong quá trình đàm phán thương mại với Mỹ và các cuộc đàm phán ban đầu giữa hai bên cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm 13/5 cảnh báo rằng nền kinh tế của nước này có khả năng sẽ chậm lại trong tương lai do tác động của các chính sách thương mại trên toàn thế giới.
Cơ quan quản lý tiền tệ Nhật Bản nhận diện: "Những cú sốc nhu cầu tiêu cực được dự kiến, bao gồm tác động của sự gia tăng bất ổn đối với đầu tư cố định của doanh nghiệp và tiêu dùng hộ gia đình, sự sụt giảm về khối lượng xuất khẩu sang Mỹ và sự suy giảm lợi nhuận xuất khẩu của Nhật Bản".
Thêm vào đó, chính sách thuế quan của Mỹ sẽ gây áp lực suy giảm đối với cả hoạt động kinh tế và giá cả tại Nhật Bản.
Bất chấp những lo ngại về tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách khi một số thành viên hội đồng quản trị cho biết mục tiêu lạm phát 2% của cơ quan này có khả năng sẽ trở thành hiện thực và họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất chính sách nếu triển vọng về hoạt động kinh tế và giá cả đạt được.
Lạm phát ở Nhật Bản đã vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong 3 năm liên tiếp, gần đây nhất là ở mức 3,6% vào tháng 4/2025.
Tuy nhiên, các thành viên khác trong hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại cảnh báo rằng triển vọng là không chắc chắn và cơ quan này nên "xem xét khả năng cả độ lệch tăng và giảm so với triển vọng của mình và thực hiện chính sách tiền tệ một cách phù hợp".
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 0,5% vào ngày 1/5 sau hai cuộc họp chính sách liên tiếp.