Kỳ vọng Fed ít "diều hâu" hơn, xu hướng toàn cầu chuyển dịch sang trái phiếu châu Á

Kỳ vọng Fed ít "diều hâu" hơn, xu hướng toàn cầu chuyển dịch sang trái phiếu châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển sang mua ròng trái phiếu các thị trường mới nổi quan trọng ở châu Á lần đầu tiên trong nhiều tháng, một động thái cho thấy dòng vốn chảy vào có thể đáng kể hơn nếu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất chậm lại.

Vào tháng 8, các quỹ toàn cầu đã rót 1,4 tỷ USD vào trái phiếu Indonesia và là lần dòng tiền vào ròng đầu tiên trong 6 tháng, trong khi Ấn Độ ghi nhận dòng tiền nộp ròng vào trái phiếu 680 triệu USD. Ngay cả Thái Lan cũng chứng kiến ​​dòng vốn vào đầu tiên kể từ tháng 5.

Dòng tiền vào cho thấy các đầu tư quỹ nước ngoài đang kỳ vọng rằng, Fed sẽ xoay trục chính sách và trở nên ít diều hâu hơn trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Bài phát biểu được nhiều người mong đợi của Chủ tịch Jerome Powell vào thứ Sáu (26/8) tại Hội nghị Jackson Hole với các thống đốc ngân hàng trung ương khác sẽ giúp chỉ ra liệu những kỳ vọng đó có sớm hay không.

Dòng vốn ngoại đổ vào thị trường trái phiếu Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ trong tháng 8

Dòng vốn ngoại đổ vào thị trường trái phiếu Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ trong tháng 8

Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank Ltd. tại Singapore cho biết: “Có vẻ như khả năng hạ cánh mềm vẫn là chìa khóa để phục hồi nhanh chóng và bền vững của sự quan tâm của nhà đầu tư đối với trái phiếu các thị trường mới nổi châu Á. Lạm phát và mức độ dai dẳng của lạm phát cũng sẽ làm phân hóa lợi nhuận của dòng vốn".

Một số nhà hoạch định chính sách trong khu vực vẫn đang cố gắng cân bằng giữa lạm phát và thách thức tăng trưởng, vốn làm tăng thêm sức hấp dẫn cho các khoản đầu tư trái phiếu. Các ngân hàng trung ương ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan cho đến nay đã bắt đầu một con đường thắt chặt chính sách ở mức độ vừa phải hơn, điều này hoàn toàn trái ngược với các động thái diều hâu ở khu vực Mỹ Latinh.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng trong từng quốc gia cụ thể có thể đã có tác động. Các nhà đầu tư sẽ được thúc đẩy bởi các kế hoạch củng cố tài khóa của Indonesia, khi chính phủ đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách tài khóa xuống còn 2,85% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2023, trở lại dưới mục tiêu 3% đã từng bị phớt lờ trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tuy nhiên, yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với khu vực sẽ là những dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát đã đạt tới đỉnh điểm, điều này cho đến nay vẫn đang được kỳ vọng ở hầu hết các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Tại Ấn Độ, kỳ vọng diều hâu đã giảm bớt đối với ngân hàng trung ương sau khi lạm phát thực tế trong 3 tháng gần đây đã thấp hơn ước tính của các nhà kinh tế, đây cũng là khoảng thời gian dài nhất so với các ngân hàng trung ương khác trên thế giới.

Tin bài liên quan